Tên lửa 9M729 Nga khiến Patriot và THAAD Mỹ trở thành ‘vật trang trí’
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 9M729 được xem như "át chủ bài" của Nga trong trường hợp Mỹ triển khai tên lửa tầm trung sau khi rút khỏi Hiệp ước INF.
Lữ đoàn 682 được trang bị tổ hợp tên lửa bờ siêu hiện đại / Nga sẽ dùng siêu tên lửa Iskander-M đáp trả quân Thổ Nhĩ Kỳ?
9M729 là phiên bản triển khai từ mặt đất của tổ hợp tên lửa hành trình Kalibr-NK phóng đi từ tàu mặt nước, nó mang đầy đủ những tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của dòng tên lửa này.
Tên lửa hành trình 9M729 được trang bị cơ cấu điều khiển và dẫn đường dựa trên quán tính với cảm ứng Doppler điều chỉnh góc tấn công theo hệ thống định vị vệ tinh GLONASS do Nga phát triển.
Khi bước vào giai đoạn cuối, đầu tự dẫn quang học hoặc radar hình ảnh trên tên lửa sẽ được kích hoạt, tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450 kg.
Tên lửa 9M729 được phóng theo phương thẳng đứng với sự trợ giúp của động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn, sau đó động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy sẽ giúp tên lửa bay hành trình với tốc độ bay cận âm.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, tên lửa 9M729 có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không đối phương thông qua đường bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa tên lửa 9M729 triển khai từ mặt đất so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn tăng vọt lên gấp hơn 2 lần.
Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5.400 km, để đạt tới cự ly này thì phần thân tên lửa sẽ lớn hơn để tăng cường lượng nhiên liệu mang theo.
Mặc dù vậy, Nga chưa từng thừa nhận thông số tầm bắn của tên lửa 9M729 mà cho biết nó chỉ có thể vươn tới cự ly 480 km, tức là chưa vượt quá giới hạn của Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF.
Mặc dù còn nhiều tranh cãi về 9M729, nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự thì vũ khí này đủ khả năng phá hủy huyền thoại về sự bất khả chiến bại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cũng như THAAD của Mỹ.
Ý kiến trên được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận, vị quan chức này nói rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga, các tên lửa "rất nguy hiểm" của Moskva sẽ phá hủy hầu hết các thành phố châu Âu.
"Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương nhìn thấy mối đe dọa từ vũ khí mới nhất của Nga. Điều này đã được ghi nhận bởi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khi cho rằng tên lửa 9M729 rất nguy hiểm".
"Theo ông Stoltenberg, 9M729 là hệ thống tên lửa di động, dễ ẩn nấp và có thể vươn tới các thành phố châu Âu trong một thời gian rất ngắn sau khi được phóng đi", tạp chí Deutsche Welle của Đức cho biết.
"Tổng thư ký NATO cho rằng những đặc điểm này có tác dụng không chỉ làm giảm ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân mà còn làm tăng nguy cơ hiểu lầm có thể xảy ra", báo cáo của tạp chí Deutsche Welle của Đức.
Ông Stoltenberg còn lưu ý sự vô ích của các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot và THAAD của Mỹ đặt tại châu Âu, khẳng định rằng tên lửa 9M729 và Avangard của Nga là mối đe dọa chính.
Ngoài ra một số nguồn tin cho biết, trong số các phiên bản vũ khí được phát triển có biến thể nâng cấp của Iskander-M, những tên lửa mới của Nga sẽ biến mọi hệ thống phòng thủ của NATO thành "vật trang trí".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo