Tên lửa chống hạm Iran xuất hiện tại 'sân sau' của Mỹ
Ukraine tấn công tàu chiến 100 tuổi của hải quân Nga / 5 tên lửa bắn từ Iraq vào căn cứ quân sự Mỹ ở Syria
Trong khi lực lượng hải quân phương Tây mắc kẹt ở Biển Đỏ nhằm bảo vệ những tàu còn sót lại ở đó khỏi các cuộc tấn công của máy bay không người lái và tên lửa từ lực lượng Houthi thì tên lửa chống hạm CM-90 do Iran sản xuất đã xuất hiện ở Mỹ Latin, nơi được coi là “sân sau” của nước Mỹ.
Tuần trước, Venezuela đã trình diễn tên lửa CM-90 trong kho vũ khí của hạm đội nước này, cổng thông tin quân sự Mỹ Latinh Zona-Militar cho biết.
Là một phần của lễ kỷ niệm thành lập Hải quân Bolivar Venezuela (ABV), Bộ trưởng Quốc phòng nước này Vladimir Padrino Lopez, tại căn cứ hải quân Agustin Armario ở Puerto Cabello đã được giới thiệu về vũ khí mới - tên lửa chống hạm CM-90.
Tên lửa chống hạm CM-90 do Iran sản xuất trong biên chế Hải quân Venezuela. |
"Việc triển khai tên lửa chống hạm CM-90 được cho là một phần trong quá trình trang bị thêm các tàu tên lửa Peykaap mới. Được thiết kế như một phương tiện phòng thủ bờ biển".
"Những chiếc tàu nhanh nhẹn và cơ động cao này được trang bị tốt, phù hợp với kích cỡ của chúng, với các bệ phóng tên lửa chống hạm và ống phóng ngư lôi, được bổ sung cả trạm vũ khí điều khiển từ xa trong các mẫu sau này", Zona-Militar nói rõ.
Venezuela cũng đã mua các tàu tên lửa được đề cập vào năm ngoái từ Iran (ít nhất 4 chiếc) với tên gọi Zolfagar, đây thực chất là “bản sao” từ thiết kế của Triều Tiên, trong phiên bản mới nhất Peykaap-III, mỗi tàu có khả năng mang theo tối đa 2 tên lửa chống hạm.
Về tên lửa hành trình CM-90, nó được Iran chính thức giới thiệu vào năm 2022 tại triển lãm vũ khí DIMDEX, nó có đường kính 280 mm, chiều dài 4,16 m, nặng khoảng 350 kg và có thể mang đầu đạn 150 kg.
Theo tuyên bố của Quân đội Iran, tên lửa này được trang bị đầu dẫn radar chủ động và động cơ phản lực, cung cấp tầm bắn lên tới 90 km.
Là loại có tốc độ cận âm (Mach 0,8), CM-90 không giống như các biến thể đơn giản hơn của Houthi ở Yemen, "có một số khả năng tự vệ trước hệ thống phòng không đối phương", mặc dù tuyên bố này bị các chuyên gia quân sự phương Tây hoài nghi.
Cuộc trình diễn vũ khí mới của Venezuela diễn ra vào thời điểm mối quan hệ của nước này với Mỹ một lần nữa trở nên trầm trọng hơn, khi Washington không hài lòng với kết quả của cuộc bầu cử gần đây nhằm củng cố quyền lực của Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro.
"Giấy phép xuất khẩu giúp giảm đáng kể các lệnh trừng phạt dầu mỏ của Mỹ đối với Venezuela đã hết hạn vào ngày 18 tháng 4. Tuy nhiên Tổng thống Biden tuyên bố sẽ không gia hạn, đồng nghĩa với thiệt hại đáng kể dành cho Caracas", tờ EurAsian Times bình luận.
Các trang web quân sự bằng tiếng Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh rằng quan hệ quân sự giữa Iran và Venezuela đã trở nên sâu sắc hơn đáng kể trong những năm gần đây, phản ánh một liên minh chiến lược trước sức ép từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ.
"Về vấn đề này, một phân khúc khác đang được Venezuela khám phá, theo xu hướng quan sát được trong cuộc xung đột Ukraine, đó là phát triển loại đạn tuần kích dựa trên mô hình Shahed-136 của Iran, được Nga tích cực sử dụng. Phiên bản tương tự của Venezuela đã được chỉ định là Zamora V-1", tờ Zona-Militar cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo