Tên lửa chống tăng cực mạnh của Nam Phi khiến Nga, Mỹ phải đồng loạt "ngước nhìn"
Vì sao Su-35 được mệnh danh là "vua tác chiến trên không"? / Pháo tự hành 2S42 Lotos của lính dù Nga trông thế nào?
Tên lửa chống tăng ZT-6 Mokopa được Tập đoàn Denel của Nam Phi chế tạo như một giải pháp thay thế loại AGM-114 Hellfire sau khi họ không mua được vũ khí này từ Mỹ vì vướng phải các biện pháp cấm vận, tuy vậy năng lực của ZT-6 còn vượt xa AGM-114 về độ tối tân cũng như các loại ATGM phóng từ trên không khác về uy lực.
ATGM Mokopa có 3 kiểu đầu dẫn bao gồm laser bán chủ động, hồng ngoại và radar chủ động. Chúng đều có thể khóa mục tiêu trước hoặc sau khi phóng.
Trong đó, đầu dò laser bán chủ động hoạt động theo nguyên tắc đạn được dẫn vào mục tiêu đã chỉ thị bằng laser qua một cửa sổ cảm biến trong mũi. Phương thức này có độ chính xác cao, ngay cả ở khoảng cách lớn, cho phép tấn công đồng thời bằng cách sử dụng nhiều lần phóng tên lửa liên tiếp.
Tuy nhiên chỉ thị bằng laser cũng có nhược điểm, đó là xu hướng chùm tia bị mờ hoặc bị tắc nghẽn do khói, bụi, sương mù, mây... đi kèm đó là sự gia tăng các biện pháp đối phó chống laser và các hệ thống phát hiện chiếu laser.
Tên lửa ZT-6 Mokopa phiên bản lắp đầu dẫn laser bán chủ động
Tiếp theo là phiên bản lắp hồng ngoại cho phép Mokopa phát hiện nhiệt lượng từ ống xả, động cơ, hoặc bề mặt bị làm nóng bởi ánh mặt trời. Kiểu dẫn đường này hoàn toàn thụ động, không phát ra năng lượng để chỉ thị mục tiêu, cho phép tấn công nhiều đối tượng cùng lúc theo phương thức "bắn và quên".
Tuy nhiên đầu dẫn hồng ngoại sẽ tấn công bất cứ thứ gì trên chiến trường khi sản lượng nhiệt đủ, không phân biệt. Nó có thể bị đánh lừa bởi mồi bẫy và biện pháp gây nhiễu tia hồng ngoại. Đáng nói hơn, khi dẫn hướng bằng tia laser đã bị xuống cấp thì đầu dò hồng ngoại cũng vô dụng.
Tên lửa ZT-6 Mokopa phiên bản lắp đầu dẫn radar chủ động
Cuối cùng là phiên bản ZT-6 Mokopa dẫn đường bằng radar chủ động. Phương pháp này khác với tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, thay vì chỉ đơn giản là bay theo tín hiệu phản xạ radar, đầu dẫn sẽ khóa một vật thể phản xạ theo 3 chiều từ phần còn lại của địa hình.
Biến thể này là cũng loại bắn và quên, không đòi hỏi thông tin đầu vào từ người vận hành ngoài việc chọn mục tiêu và phóng tên lửa, nó cực kỳ khó bị gây nhiễu khác hẳn hai biến thể trên và tỏ ra là phương án ưu việt nhất.
Đầu đạn của Mokopa là loại nổ lõm song song (Tandem Shape Charge), xuyên được 1.350 mm thép đồng nhất (RHA) sau lớp giáp phản ứng nổ (ERA), giúp cho Mokopa trở thành một trong những loại đạn chống tăng đáng gờm nhất hiện nay và là tên lửa mạnh nhất trong phân lớp, sức mạnh vượt xa mọi sản phẩm của Nga, Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo