Tên lửa KN-23 'bản sao Iskander-M' có thể bắn xa tới 900 km
UAV cảm tử Geran-2 lắp động cơ phản lực khiến phòng không đối phương lo sợ / Lầu Năm Góc ra lệnh chế tạo máy bay X-65 siêu đặc biệt
Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn về việc tên lửa KN-23 do Triều Tiên sản xuất đã có trong thành phần tác chiến của Quân đội Nga, khi những mảnh vỡ đặc trưng của vũ khí này được tìm thấy trên lãnh thổ Ukraine.
Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) trong bài viết của họ đã trình bày tầm nhìn riêng về khả năng Triều Tiên cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Đầu tiên, các nhà phân tích của IISS không vội nói rằng người Nga đã nhận được bất kỳ loại tên lửa đạn đạo cụ thể nào từ Triều Tiên, họ chỉ nêu tên hai biến thể có khả năng xảy ra nhất - KN-23 và KN-24.
Đồng thời điều thú vị là KN-24 được tuyên bố tầm phóng lên tới 400 km, trong khi các chuyên gia đến từ IISS khẳng định cự ly tác chiến được xác nhận lên tới 900 km đối với tên lửa KN-23.
Điều thú vị là trước đây giới quan sát tin rằng "Kimskander" - biệt danh của KN-23, hay còn gọi là bản sao của Iskander-M do Triều Tiên chế tạo có thể tấn công đối phương ở cự ly lớn nhất là 690 km.
KN-23 của Triều Tiên được cho là đã chứng minh tầm bắn theo xác nhận lên tới 900 km trong lần phóng thử vào tháng 6/2023. Khi đó 2 tên lửa được bắn, quả KN-23 đầu tiên bay được 850 km, trong khi quả thứ hai đạt 900 km.
Các nhà phân tích của IISS cũng chỉ ra rằng ngoài vài chục tên lửa đạn đạo, người Nga có thể còn nhận được từ Triều Tiên một số bệ phóng di động và các "phương tiện hỗ trợ" khác, cần thiết cho những cuộc tấn công.
Thực tế trên thực sự đã cho thấy một sắc thái kỹ thuật quan trọng, theo đó rất có thể tên lửa KN-23 của Triều Tiên không bắn được từ bệ phóng Iskander-M thông thường mà cần phải có một bệ phóng "bản địa" của Triều Tiên.
Đây là điều bất thường bởi một bản sao của tên lửa Scud do Triều Tiên chế tạo vẫn có thể được tích hợp vào bệ phóng thông thường của hệ thống Elbrus do Liên xô sản xuất.
Các chuyên gia IISS cũng cho rằng hiệu quả sử dụng tên lửa của Triều Tiên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiệu quả trinh sát và cơ chế nhắm mục tiêu mà Quân đội Nga hiện có. Đặc biệt là hiện chưa rõ độ chính xác khi bắn thực tế của KN-23/KN-24.
Bên cạnh đó, IISS nhận thấy rằng ngay cả với tất cả những thiếu sót về mặt kỹ thuật, tên lửa của Triều Tiên nếu thực sự được Liên bang Nga sử dụng vẫn là mối đe dọa đáng kể đối với Ukraine.
Bởi vì ở đây chúng ta đang nói về hàng trăm tên lửa đạn đạo chiến thuật, có thể áp đảo một số lượng cực nhỏ hệ thống phòng không Patriot và SAMP/T của phương Tây mà Lực lượng Vũ trang sử dụng.
Ngoài ra thông qua những lần tiếp xúc, Điện Kremlin rõ ràng coi Triều Tiên là một kênh cung cấp để nhanh chóng bổ sung kho vũ khí tên lửa của mình, và theo đó gia tăng cường độ tấn công tên lửa vào Ukraine.
Mặc dù vậy, hiện tại Triều Tiên vẫn phủ nhận toàn bộ những cáo buộc về việc họ đã cung cấp cho Nga tên lửa đạn đạo hoặc đạn pháo thuộc các cỡ nòng khác nhau.
Nhưng hiện tại vẫn chưa có lời giải thích vì sao phần đuôi của quả tên lửa đạn đạo với cánh lái đặc trưng tương tự KN-23 lại được tìm thấy tại khu vực Kharkiv của Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?