Tên lửa săn radar Mỹ đối đầu S-400 Nga: Khiên mạnh nhất đọ giáo sắc nhất - ai sẽ thắng?
Nếu xem hệ thống phòng không và radar là lá chắn cho quốc phòng của một quốc gia, thì tên lửa chống bức xạ là mũi giáo nhọn được sử dụng để phá vỡ lá chắn đó.
Không quân Ấn Độ tiếp nhận tiêm kích Su-30 MKI đầu tiên trang bị tên lửa BrahMos / Giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa: Nơi Mỹ từng giáng đòn phủ đầu Liên Xô
Tên lửa mới, công nghệ radar tối tân và có xu hướng phổ biến trên toàn thế giới, khiến hệ thống tên lửa phòng không S-400 trở thành thứ vũ khí vô cùng nguy hiểm, là mối đe dọa số một với chiến đấu cơ tàng hình F-35; vì vậy, Không quân Mỹ đang phát triển cho F-35 một loại tên lửa chống radar mới để đặc trị S-400.
Tên lửa săn radar (còn được gọi là tên lửa chống bức xạ) là loại tên lửa không đối đất, được trang bị bộ tìm kiếm thụ động, có thể theo dõi nguồn tín hiệu phát ra từ hệ thống radar của đối phương và bộ đầu thu của tên lửa sẽ bám theo tín hiệu này để tự động điều khiển tên lửa phá hủy mục tiêu.
Tên lửa bức xạ đầu tiên của Mỹ là loại AGM-45 Shrike, để chống lại tên lửa phòng không SAM-2 của Liên Xô, có cấu tạo tương đối đơn giản; AGM-45 sử dụng cơ cấu phóng của tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-7 Sparrow và lắp đầu đạn tự dẫn, hoạt động theo nguyên tắc tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện từ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, tên lửa AGM-45 đã được đưa vào chiến đấu thực tế để đối phó với các hệ thống phòng không SAM-2 của Việt Nam. Sau một thời gian sử dụng, AGM-45 Shrike bộc lộ nhiều hạn chế như đầu đạn nhỏ, tầm bắn ngắn, hệ thống dẫn đường kém tin cậy, dễ bị đối phó.
Nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của tên lửa AGM-45 Shrike, Mỹ phát triển loại tên lửa bức xạ mới là AGM-78 Standard và sau đó là AGM-88 HARM; những tên lửa chống bức xạ này đã đóng vai trò "tiên phong" trong nhiều cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn do quân đội Mỹ phát động, đặc biệt là tên lửa AGM-88 đã tỏa sáng trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Trong chiến dịch ''Bão táp sa mạc'', nếu radar phòng không của Iraq bật lên, tên lửa AGM-88 sẽ lập tức được phóng xuống; chỉ trong vòng 5 ngày, hàng ngàn tên lửa AGM-88 của Không quân Mỹ đã phá hủy hơn 90% hệ thống radar ở Iraq, và nó được ví là "sát thủ radar".
Nhưng do kích cỡ lớn, nên tên lửa AGM-88 không vừa với khoang vũ khí của F-35; vì vậy quân đội Mỹ có kế hoạch phát triển một loại tên lửa chống bức xạ mới với kích thước nhỏ hơn và khả năng bám bắt tín hiệu radar tốt hơn, để có thể lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-35, nhằm chống lại hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Nhưng kể cả có trang bị tên lửa AGM-88, liệu F-35 có cơ hội chiến thắng hệ thống S-400 hay không, khi tên lửa chống radar AGM-88 chỉ có tầm bắn tối đa là 80 km và tốc độ tối đa khoảng Mach 2,9?
Để đối phó với F-35, hệ thống S-400 có thể phóng nhiều loại đạn tên lửa phòng không khác nhau, bao gồm đạn tên lửa 48N6, 9M96 và 40N6; tầm bắn tối đa có thể đạt tới 400 km. Do đó, cho dù F-35 mang theo "sát thủ radar" hay tên lửa hành trình AGM-158 phóng ngoài vùng hỏa lực phòng không (AGM-158 có tầm bắn tối đa 320 km), chắc chắn nó sẽ đi vào khu vực sát thương của S-400 và có khả năng bị bắn hạ.
Nếu dựa vào vũ khí, F-35 khó có cơ hội để "dọn sạch" S-400; như vậy F-35 chỉ còn dựa vào tính năng tàng hình để tiếp cận S-400; có thể khẳng định, F-35 là một trong những máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến nhất hiện nay, khi diện tích phản xạ sóng radar của F-35 vào khoảng 0,1 m2; như vậy khả năng tàng hình tương đối tốt.
Tuy nhiên hệ thống phòng không S-400 được trang bị radar RLM-M Nebo-M, có khả năng phát hiện mục tiêu bay cỡ nhỏ với diện tích phản xạ radar cỡ 1 m2 bay ở độ cao 500 m từ cự ly 91km, nếu bay ở độ cao 10.000m thì cự ly bị phát hiện là 378km và bay ở độ cao 20.000m thì mục tiêu sẽ lộ diện ở cự ly 532km. Như vậy F-35 hoàn toàn bị bộc lộ trước radar của S-400.
Hiện nay hệ thống phòng không S-400 được coi là hệ thống phòng không mạnh nhất của Nga và chiến đấu cơ tàng hình F-35 là ngọn giáo sắc bén nhất của Mỹ; Trong khi Mỹ hoàn thiện F-35 thì Nga cũng liên tục cập nhật tính năng mới cho các hệ thống phòng không. Cuộc chạy đua giữa phòng không và áp chế phòng không sẽ chẳng bao giờ có hồi kết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo