Tên lửa Trung Quốc có thể đánh đắm tàu sân bay Mỹ bị bóc mẽ
Trung Quốc đang đầu tư nhiều vào các loại vũ khí tấn công tàu sân bay Mỹ, thậm chí Bắc Kinh còn tự tin cho rằng tên lửa DF-21D có thể đánh trúng tàu sân bay Mỹ trên biển, tuy nhiên giới phân tích cho rằng điều này vẫn bất khả thi trong thời điểm hiện tại do giới hạn công nghệ.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc đủ sức đánh chìm tàu sân bay Mỹ? / Syria tiết lộ sử dụng radar bắt thấp của S-300 để hạ gục tên lửa Israel
Trung Quốc thời gian gần đây luôn tự tin tuyên bố đã có được vũ khí khắc chế tàu sân bay của Mỹ, đó chính là tên lửa đạn đạo DF-21D.
Tướng La Viện của Trung Quốc từng chỉ ra rằng, Trung Quốc có 4 "con át chủ bài" lớn có thể khiến quân đội Mỹ khiếp sợ, và một trong số đó chính là DF-21D. Vị tướng này cũng cho rằng, với 10 lữ đoàn tên lửa DF-21D, Trung Quốc có thể dễ dàng ứng phó với 3 đội tàu sân bay Mỹ.
Phiên bản cải tiến mới nhất của tên lửa DF-21D được trang bị thêm nhiều loại đầu đạn mồi gây khó khăn cho việc đánh chặn. Ngoài ra, độ tấn công chính xác của nó được cho là gần bằng tên lửa hành trình
So với tên lửa tầm ngắn, tầm bắn của tên lửa tầm trung như DF-21D càng xa, phạm vi khống chế hỏa lực càng lớn, đồng thời tốc độ bay càng nhanh và quỹ đạo bay càng cao.
Đầu đạn của tên lửa DF-21D có thể lao xuống mục tiêu với tốc độ Mach 10, tương đương 12.000km/giờ. Nó có thể tấn công tàu cỡ lớn, bao gồm tàu sân bay.
Từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2015, tên lửa này đã được Trung Quốc tiến hành thử nghiệm 4 lần tại căn cứ Tây Bắc.
Trung Quốc có 10 lữ đoàn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, mỗi lữ đoàn có 6 tiểu đoàn, như vậy tổng cộng có 60 tiểu đoàn tên lửa DF-21D.
Giới chuyên gia Trung Quốc tự tin rằng, quân đội Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sử dụng nhiều tên lửa DF-21D để thực hiện cuộc tấn công bão hoà đối với tàu sân bay, bất luận là 1 hay 2, 3 biên đội tàu sân bay, Trung Quốc đều có khả năng đối phó.
DF-21D thuộc tên lửa tầm trung, có tấm bắn 1.700 -3.000km, dài 10,7m, đường kính 1,4m, nặng 14,7 tấn. phòng thủ TMD và NMD.
Trung Quốc còn tự tin rằng, phiên bản mới nhất Mod 3 của DF-21D có thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ để đánh đắm tàu sân bay.
Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích cho rằng, giấc mộng đánh đắm tàu sân bay Mỹ vẫn còn rất xa vời.
Về mặt lý thuyết, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ là mục tiêu cỡ lớn. Nó dài hơn 300 m, cao bằng tòa nhà 25 tầng.
Boong tàu bằng thép dài hơn 3 sân bóng đá có mức độ phản xạ tín hiệu radar rất lớn.
Tuy nhiên, tàu sân bay dù kích thước rất lớn, nhưng nó vẫn quá nhỏ bé so với đại dương. Chỉ riêng Biển Đông, một trong các vùng biển tiếp giáp Trung Quốc có diện tích tới hơn 3,6 triệu km2.
Một nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động ở một trong các vùng biển tiếp giáp có thể thực hiện cuộc tấn công vào Trung Quốc với tiêm kích trên hạm. Trong khi chúng có thể dễ dàng ẩn nấp ở đâu đó trên Tây Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Mỹ chạy với tốc độ tối đa hơn 30 hải lý/giờ. Với tốc độ như vậy, tàu sân bay Mỹ có thể ở bất kỳ đâu trong khu vực rộng 1.800 km2 sau 30 phút. Khu vực này mở rộng thành 15.500 km2 sau 90 phút.
Thách thức lớn nhất đối với quân đội Trung Quốc là xác định mục tiêu tàu sân bay Mỹ theo thời gian thực. Đầu tiên, họ phải tìm kiếm và xác định mục tiêu tàu sân bay, cập nhật liên tục vị trí của nó trên biển. Sau đó khóa mục tiêu tàu sân bay vào một vũ khí cụ thể.
Đó cũng là thời gian cần thiết từ khi phát hiện mục tiêu tàu sân bay đến khi có lệnh phóng tên lửa từ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là nếu lệnh phóng tên lửa được ban hành, tàu sân bay Mỹ đã di chuyển khỏi vị trí ban đầu một quãng rất xa.
Thách thức tiếp theo là vượt qua lớp phòng thủ nhiều tầng bảo vệ cho các hàng không mẫu hạm để tiếp cận được mục tiêu. Cuối cùng là đánh giá thiệt hại xem cuộc tấn công có vô hiệu hóa được tàu sân bay Mỹ hay không.
Hải quân Mỹ gọi quá trình này là “chuỗi tiêu diệt”. Mỗi bước được thực hiện một cách tuần tự, nếu bất kỳ liên kết nào trong chuỗi bị hỏng, thì toàn bộ quá trình sẽ thất bại. Hải quân Mỹ và các đồng minh đã có kế hoạch để phá vỡ từng bước trong chuỗi tiêu diệt.
Cụ thể, đối với bước đầu tiên trong chuỗi là xác định mục tiêu. Trung Quốc có thể sử dụng radar trinh sát tầm xa. Cầncó ít nhất 2 radar khổng lồ có thể làm điều này, nhưng phạm vi phủ sóng rất khiêm tốn so với đại dương bao la nên việc phát hiện tàu sân bay cưc khó.
Nếu Trung Quốc dùng vệ tinh để phát hiện tàu sân bay thì nó phải được triển khai ở quỹ đạo thấp cách bề mặt Trái Đất khoảng 900 km. Ở độ cao như vậy, với tốc độ quay quanh Trái Đất là 25.749 km/h, vệ tinh sẽ nhanh chóng biến mất khỏi đường chân trời và phải mất hơn 1 tiếng sau để trở lại vị trí ban đầu.
Hải quân Mỹ cho rằng để giám sát liên tục các đại dương gần Trung Quốc, Bắc Kinh cần có ít nhất 3 chòm sao vệ tinh theo hướng bắc – nam. Mỗi chòm sao như vậy phải có hàng chục vệ tinh để đảm bảo phủ sóng liên tục. Trung Quốc không có mạng lưới vệ tinh dày đặc như vậy.
Tùy chọn thứ 3 là sử dụng máy bay có hoặc không có người lái trang bị radar để tiếp cận gần tàu sân bay Mỹ để chỉ điểm cho tên lửa DF-21D. Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ được bao quanh bởi mạng lưới phòng thủ gồm các tàu khu trục, tuần dương, máy bay. Mặt khác Trung Quốc không có máy bay nào đủ khả năng để tiếp cận và duy trì giám sát liên tục đối với tàu sân bay Mỹ.
Như vậy, ngay ở bước đầu tiên là xác định mục tiêu, quân đội Trung Quốc đã phải đối mặt với những thách thức vô cùng lớn và chưa thể giải được ở thời điểm hiện tại chứ chưa nói đến các giai đoạn kế tiếp của việc có thể đánh đẵm tàu sân bay.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo