Quốc tế

Tham vọng muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân của Mỹ

Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân đang do Nga nắm giữ.

Nga tuyên bố chuẩn bị tiếp nhận hệ thống phòng không S-500 đầu tiên / Nga bắt giữ 10 xe bọc thép Mỹ tại Syria

Theo đó, gần đây Mỹ đã phát triển một chiến lược để “hất cẳng” Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế để trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đồng thời, Mỹ sẽ hành động theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia thuộc hãng tin RIA Novosti về những biện pháp cụ thể nào đang được dự kiến và mức độ thực tế của những kế hoạch này.

“Vị thế của nước Nga vĩ đại”

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ về năng lượng hạt nhân trong vài thập kỷ qua đã gây nguy hiểm cho lợi ích và an ninh quốc gia.

Do đó, một tài liệu do Bộ Năng lượng Mỹ biên soạn lưu ý, chính phủ sẽ cần chấm dứt sự phụ thuộc vào việc làm giàu uranium ở nước ngoài và thâm nhập vào các thị trường, nơi các công ty nhà nước Nga hiện đang thống trị.

“Nga đang tăng cường ảnh hưởng chính sách kinh tế và đối ngoại trên toàn thế giới, với các đơn đặt hàng nước ngoài cho các lò phản ứng trị giá lên tới 133 tỉ USD. Moscow sẽ tài trợ kinh phí cho việc xây dựng hơn 50 lò phản ứng ở 19 quốc gia”, các tác giả cho biết.

Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc). Thị trường lò phản ứng hạt nhân thế giới trong 10 năm tới ước tính khoảng 500-740 tỉ USD.

Theo các báo cáo, Bộ Năng lượng Mỹ đã đề xuất hành động theo bốn hướng. Đầu tiên là tăng cường năng lực khai thác, xử lý uranium và khôi phục toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân. Được biết, ngân sách cho năm 2021 sẽ cần dành 150 triệu USD cho việc mua uranium khai thác ở Mỹ và hình thành một khu dự trữ nguyên liệu hạt nhân của nhà nước.

Tham vọng của Mỹ muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine. (Ảnh tư liệu).

Không có nền tảng vững chắc

Hai hướng tiếp theo là sử dụng các sáng kiến và đầu tư công nghệ của Mỹ để tăng cường vị thế lãnh đạo của Mỹ trong các công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo và đảm bảo sự phát triển nhanh chóng ngành năng lượng hạt nhân, bao gồm, các công ty khai khoáng, thành viên tham gia vào chu trình nhiên liệu và các nhà cung cấp lò phản ứng.

Theo các chuyên gia, các công thức mơ hồ nhằm che giấu thực tế rằng cơ hội vượt qua khoảng cách công nghệ từ Nga trong lĩnh vực hạt nhân gần như bằng 0.

Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ phải đối mặt với những vấn đề này từ những năm 1980. Trong lịch sử đã xảy ra rằng uranium được làm giàu ở Mỹ bằng cách sử dụng công nghệ khuếch tán khí không hiệu quả và đắt tiền, trong khi ở Liên Xô là máy ly tâm cần ít điện hơn 50 lần.

Do đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng uranium làm giàu của Nga vì nó rẻ hơn 12 lần. Các hợp đồng mua bán được bắt đầu bởi công ty chuyên xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân “Techsnabexport” của Liên Xô vào năm 1987, và không ngừng tăng lên.

 

Sự dư thừa của uranium làm giàu thấp của Liên Xô đã nhanh chóng cạn kiệt, nhưng nhờ giảm kho vũ khí nguyên tử, Nga đã sản xuất 500 tấn uranium (loại rất giàu uranium) được chiết xuất từ đầu đạn hạt nhân đã tháo dỡ. Sau đó, có một ý tưởng để “pha loãng” nó và biến nó thành nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Vào những năm 1994, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng chuyển đổi 500 tấn uranium cấp độ vũ khí thành nhiên liệu cho các nhà máy điện (công nghệ này được phát triển bởi các chuyên gia từ Nhà máy điện hóa Ural). Năm 2013, một hợp đồng mới đã được ký kết, bây giờ là để làm giàu uranium của Mỹ ở Nga.

Rõ ràng, để chuyển sang tự cung cấp đầy đủ nhiên liệu hạt nhân Mỹ sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như giải quyết một loạt các vấn đề kỹ thuật.

Tham vọng của Mỹ muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
Các thùng chứa uranium làm giàu để sử dụng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân của Nga. Ảnh: AP.

“Công nghệ nguyên tử đắt đỏ”

Hướng chiến lược thứ 4 của Mỹ, quy định về việc thực hiện cách tiếp cận toàn quốc đối với việc xuất khẩu công nghệ nguyên tử hòa bình. Nói một cách đơn giản, Mỹ dự định thúc đẩy các lò phản ứng hạt nhân của mình bằng các phương pháp tương tự như áp dụng khí hóa lỏng ngày nay, thông qua áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia cũng như công ty hợp tác với Nga.

 

Các chuyên gia cho rằng, cũng như trong lĩnh vực khí đốt người Mỹ có thể tin tưởng vào các nước chư hầu trung thành như Ba Lan và Ukraine. Trước đó, Kiev và Warsaw đã ký kết hợp đồng nhiều năm cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ dễ dàng cung cấp năng lượng hạt nhân cho Washington.

Theo đó, các tổ hợp nhiên liệu của Mỹ đã có mặt tại Ukraine và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và tháng 9 năm ngoái Công ty điện hạt nhân quốc gia Energoatom của Ukraine đã ký một bản ghi nhớ với Công ty Điện lực Westinghouse (Mỹ) về các nhà máy điện hạt nhân khác.

Đồng thời, Ba Lan cũng bày tỏ mong muốn xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân trong thập kỷ tới, và không có nghi ngờ gì về việc người Mỹ sẽ nhận được các đơn đặt hàng này.

Ngoài ra, với việc sử dụng các áp lực chính trị, Mỹ có khả năng sẽ nhận được đơn đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi. Theo các nguồn tin, Riyadh đã tổ chức đấu thầu và sau hai vòng đấu thầu, Rosatom của đang dẫn đầu. Có lẽ đây chính là điều khiến người Mỹ khẩn trương đưa ra các chiến lược về vấn đề kiềm chế Nga trong lĩnh vực hạt nhân.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các áp lực chính trị, “Mỹ không có cửa” để thực hiện chiến lược mới, vì trong tất cả các khía cạnh, Rosatom nằm ngoài phạm vi cạnh tranh.

 

Theo dữ liệu từ trang web của nhà cung cấp thông tin kinh doanh cho ngành xuất nhập khẩu Importgenius, năm ngoái Westinghouse đã bán các tổ hợp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Energoatom với mức giá 996.000 USD. Đồng thời, Rosatom đã bàn giao các tổ hợp trị giá 675 nghìn USD cho nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền Tây Ukraine với giá rẻ hơn gần một phần ba.

Trong khi đó, Công ty Điện lực Westinghouse có uranium với mức giàu 3,48-3,82% và đối với Công ty nhiên liệu TVEL (thuộc Rosatom) ở mức 3,99-4,38%, nghĩa là các tổ hợp của Nga vẫn mạnh hơn so với Mỹ. Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận thưc tế sự vượt trội này của Rosatom.

Theo Tim Yeo, chủ tịch Ủy ban Nghị viện Anh về năng lượng và biến đổi khí hậu cho biết: “Đối với các công nghệ hạt nhân của Nga, chúng là đáng tin cậy nhất và đã được chứng minh. Ngoài ra, người Nga đang thúc đẩy nội địa hóa chuỗi cung ứng, cũng như cung cấp một chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho nhân viên và nhà điều hành địa phương. Các nhà cung cấp khác không thể cung cấp một gói dịch vụ như vậy”.

Trước đó, ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Về vấn đề này, chiến lược đề xuất giảm lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh quốc gia. Cụ thể, ở đây nói đến việc chống lại hoạt động của công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân TVEL thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom.

 

“Khả năng các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài cung cấp chu trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân nhằm thiết lập vị thế thống lĩnh thị trường và quan hệ song phương bền vững có thể tạo ra những thách thức địa chính trị nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ”, báo cáo Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm