Thiết kế tối tân giúp Kalibr khoan thủng phòng thủ Mỹ
Biết thừa người Kurd sẽ "trở mặt", Thổ Nhĩ Kỳ tung vào Syria vũ khí bí mật / Kho vũ khí cơ bản của Quân đội Nhân dân Lào có gì đặc biệt?
Thiết kế tối tân của Kalibr
Nguyên lý hoạt động của Kalibr được đánh giá rất tối tân. Quá trình chuẩn bị trước khi phóng bắt đầu với việc nạp vào tên lửa dữ liệu về nhiệm vụ bay. Việc vạch ra nhiệm vụ bay là một quá trình riêng, khá phức tạp. Các đơn vị đặc biệt trong cơ cấu của Lực lượng Vũ trang tập trung thực hiện công việc này.
Nói cách khác, đây là tuyến đường điện tử chỉ định độ cao, tầm bay, điểm kiểm soát và định hướng. Ngoài ra, trong nhiệm vụ bay ghi rõ các đặc điểm của mục tiêu mà tên lửa phải bắn trúng. Sau khi dữ liệu về nhiệm vụ bay được nạp vào tên lửa, hệ thống kiểm soát kiểm tra độ sẵn sàng của tên lửa.
Quỹ đạo của Kalibr không phải là đường thẳng từ điểm A đến điểm B. Hành trình của tên lửa phụ thuộc vào địa hình, vào sự hiện diện của các hệ thống phòng không và các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương, cũng như nhiều thông số khác.
Độ cao cũng thay đổi tùy theo những đỉnh cao trên địa hình, những cơ sở công nghiệp và khu dân cư. Các chuyên gia cho rằng, tên lửa bay càng thấp thì càng khó phát hiện. Trên đường bay, quả tên lửa đi qua tất cả các điểm kiểm soát được đặt trên quỹ đạo, xác định vị trí tại đó và so sánh nó với nhiệm vụ bay.
Các phương pháp kiểm soát là rất khác nhau: ví dụ, tương quan cực độ - theo bản đồ địa hình của khu vực xung quanh. Nếu cần thiết, ở giai đoạn này có thể điều chỉnh quỹ đạo của tên lửa. Cũng có thể sử dụng các hệ thống định vị vệ tinh, nhưng, đây không phải là phương pháp chính, bởi vì trong thời chiến kẻ thù có thể phá hủy các vệ tinh.
Khi Kalibr bay vào khu vực mục tiêu, tên lửa một lần nữa tinh chỉnh tọa độ bằng phương pháp tương quan cực đoan hoặc bản đồ quang học của khu vực. Gần đây, các hệ thống dẫn đường điện tử được sử dụng rất tích cực, khi hình ảnh mục tiêu trên thực tiễn được so sánh với hình ảnh được lưu trữ trong bộ nhớ tên lửa. Trong trường hợp này, độ sai lệch mục tiêu là tối thiểu.
Điểm yếu phòng thủ Mỹ
Với sự thông minh và chính xác của Kalibr, các nhà quân sự Nga khẳng định không khó để vũ khí này vượt qua được hệ thống phòng thủ của Mỹ. Bởi phòng thủ Mỹ rất mạnh khi đối phó tên lửa đạn đạo nhưng trước tên lửa hành trình, lực lượng này đang có lỗ hổng lớn.
Đây là kết quả nghiên cứu của chính Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Mỹ cho biết, Washington đã chú ý đến việc phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo trong vòng thời gian lâu dài, nhưng Mỹ quên mối đe dọa nghiêm trọng khác đó là tên lửa hành trình - lĩnh vực Nga đã đạt được thành công vượt bậc trong thời gian qua.
Kết quả nghiên cứu cho biết thêm: "Trong hầu hết thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tập trung vào việc triển khai vũ khí động đất và biển để chặn các tên lửa đạn đạo". Trong khi đó, Nga đang tích cực trữ và phát triển tên lửa hành trình mới - những vũ khí có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thóng phòng thủ rất mong manh của Mỹ.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn mô tả các mối đe dọa đối với các căn cứ của Mỹ, trong đó có các hệ thống tên lửa Iskander của Nga, cũng như các phức hợp siêu âm Kinzhal có khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ ở châu Âu.
"Hiện nay không thể chắc rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ có đủ kinh nghiệm và kinh phí để phát triển hệ thống của hệ thống đáng tin cậy để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trong các cơ sở quân sự của Mỹ trong tương lai", kết quả nghiên cứu cho biết.
Trước khi có thừa nhận này, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson đầy lo ngại khi cho rằng: "Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy".
Vị lãnh đạo này cũng chỉ ra rằng, mặc dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ "những tài sản quan trọng" của mình.
Theo bà Lori Robinson, những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân.
"Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga", vị lãnh đạo này thừa nhận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr.