Quốc tế

Thổ đưa ra 2 lựa chọn cho Mỹ với F-35

Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết liệt hơn trong thương vụ tiêm kích tàng hình F-35 với Mỹ khi vừa tuyên bố về những lựa chọn cho Mỹ để giải quyết khúc mắc.

Ấn Độ sắp có tên lửa siêu thanh tương tự Zircon / Hải quân Nga giải quyết xong vấn đề với khinh hạm 22350

Theo tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng nước này, ông Mevlut Cavusoglu tuyên bố, Mỹ phải chuyển giao hơn 100 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 hoặc bồi thường cho Ankara bằng cách hoàn trả 1,4 tỷ USD mà nước này đã đầu tư vào chương trình máy bay của Mỹ. Nếu không Thổ sẽ có quyết định khiến Mỹ đau đầu hơn.

Tuyên bố trước truyền thông nước này, ông Cavusoglu nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rõ quan điểm của mình về việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và tái khẳng định rằng Ankara đã bị loại bỏ một cách bất công khỏi chương trình máy bay F-35 của Mỹ.

Tho dua ra 2 lua chon cho My voi F-35
Mỹ dừng chuyển giao F-35 cho Thổ với lý do nước này mua S-400 Nga.

Ngoại trưởng Cavusoglu đưa ra 2 lựa chọn cho Mỹ và yêu cầu Washington thực hiện, đó là: chuyển giao hơn 100 chiếc F-35 đã đặt mua hoặc phải trả lại khoản tiền Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư cho chương trình tiêm kích thế hệ 5 này.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời cảnh báo, nếu cả 2 phương án trên đều không được Mỹ thực hiện, Ankara sẽ xem xét các lựa chọn khác bởi "Thổ Nhĩ Kỳ luôn có các lựa chọn thay thế... Khi có nhu cầu, Ankara có thể chuyển hướng sang các nước khác", ông Cavusoglu nói.

Lựa chọn khác được ông Cavusoglu tiết lộ chính là mua tiêm kích Nga. cụ thể là tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 hoặc thế hệ 5 Su-57 do Nga sản xuất.

Theo giới chuyên gia, nếu Thổ thực hiện chương trình mua tiêm kích nga, đặc biệt là Su-35 sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho nước này. Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu gần 250 chiếc F-16 thế hệ trước của Mỹ nên nước này cần bổ sung những chiến đấu cơ tối tân hơn để làm xương sống trong lực lượng không quân, mà Su-35 Nga lại hội tụ đầy đủ những yêu cầu đó.

Trong bối cảnh đó, Su-57 Nga vẫn chưa hoàn thiện. Nó cũng chưa được trang bị trong không quân Nga, sau khi biên chế chính thức cũng cần phải sản xuất một số lượng lớn để sử dụng thì việc xuất khẩu với số lượng lớn sẽ phải diễn ra sau này ít nhất là khoảng 5 năm.

 

Do đó, việc mua sắm Su-35 trong thời điểm hiện nay là hợp lý hơn, giúp làm tăng sức mạnh của không quân Thổ Nhĩ Kỳ một cách nhanh chóng. Ngoài ra, việc Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn mua Su-35 để gia tăng sức mạnh không quân chứ không phải Su-57, sẽ giúp Ankara có thể sử dụng nó như một công cụ gây sức ép để buộc Mỹ phải bán F-35 cho nước này.

Thương vụ Su-35 được cho là sẽ có tác động còn lớn hơn so với cú sốc S-400. Nó sẽ thực sự khiến Washington phải cân nhắc những hậu quả còn xấu hơn nếu cố tình không giao F-35 cho Ankara, nhất là việc nước này ngày càng ngả về Nga, xa rời NATO.

Nếu gây sức ép thành công, Ankara sẽ được lợi vì có thêm các chiến đấu cơ tối tân của cả Nga lẫn Mỹ, còn nếu không, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không mất gì và sẽ thực sự chuyển hướng sang chiến đấu cơ tối tân hơn của Nga để xây dựng nòng cốt cho lực lượng không quân tương lai.

Mặc dù vậy, việc mua Su-35 không đẩy quan hệ Mỹ-Thổ trở nên 'vô phương cứu vãn'. Thực chất, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn nuôi hy vọng được tiếp tục tham gia chương trình phát triển F-35 Lighting II. Do đó, việc nước này mua chiến đấu cơ thế hệ 4++ như Su-35 là hợp lý, bởi nó sẽ không gây ra những hệ lụy quá lớn so với việc mua ngay Su-57.

Nếu nước này mua loại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Nga trong thời điểm hiện nay, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chính thức đóng lại cánh cửa đi vào dự án JSF và càng đào sâu cái hố ngăn cách với Mỹ và NATO.

 

Nếu sau này, Thổ Nhĩ Kỳ thực sự không thể mua được F-35 Mỹ và quyết định chuyển hướng sang sử dụng máy bay Nga, việc mua Su-57 lúc đó cũng là đúng thời điểm Nga đã hoàn thiện về công nghệ, trang bị đủ cho không quân nước mình và sẵn sàng được xuất khẩu hàng loạt.

Như vậy, Thổ Nhĩ Kỳ mua Su-35 là thương vụ hợp lý hơn so với Su-57, vừa nâng cấp nhanh chóng sức mạnh không quân, vừa bắn tín hiệu cảnh cáo tới Mỹ, vừa gia tăng quan hệ mật thiết với Nga, nhưng vẫn không đẩy quan hệ với Mỹ đi tới tình trạng không thể khôi phục.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm