Quốc tế

Ấn Độ sắp có tên lửa siêu thanh tương tự Zircon

Ấn Độ đã phát triển và chuẩn bị đưa vào sử dụng một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới theo mô hình 3M22 Zircon của Nga, tờ EurAsian cho biết.

Trực thăng 'Thợ săn đêm' Nga nhận vũ khí đủ sức tiêu diệt cả... tiêm kích tàng hình Mỹ / Vũ khí độc đáo giúp Su-57 'xé đôi' tàu chiến địch

Tên lửa mới này có tên là BrahMos-II và đang được phát triển bởi liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga NPO Mashinostroeniya với Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Các kỹ sư Ấn Độ và Nga đã có kinh nghiệm làm việc cùng nhau trong việc thiết kế tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh PJ-10 BrahMos dựa trên nguyên mẫu 3M55 Oniks, vũ khí này đạt tốc độ Mach 3, đã được đưa vào biên chế trong Quân đội Ấn Độ từ nhiều năm nay.

Các nhà quan sát của EurAsian Times tin rằng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh mới của Ấn Độ sẽ tương tự 3M22 Zircon của Nga: “Ấn Độ có thể triển khai tên lửa siêu thanh trong vài năm tới, chúng được mô phỏng theo Zircon của Nga”, bài báo nói rõ.

Điều này không gây bất ngờ cho giới truyền thông, nhất là khi đã có thông tin cho biết Moskva và New Delhi từng chia sẻ công nghệ với nhau ngay trong quá trình phát triển, bên cạnh đó hình ảnh ban đầu của BrahMos-II cho thấy khá nhiều điểm tương đồng với Zircon.

An Do sap co ten lua sieu thanh tuong tu Zircon
Tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos-II của Ấn Độ sẽ tương tự 3M22 Zircon

EurAsian Times dự báo rằng Hải quân Ấn Độ sẽ nhận được tên lửa siêu thanh trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2028. Theo kỳ vọng, nó sẽ nhanh gấp đôi so với phiên bản BrahMos ban đầu và đạt tốc độ Mach 6 cũng như vươn tới khoảng cách lên đến 600 km.

Tuy nhiên các nhà báo địa phương tin rằng các đặc điểm của BrahMos-II có khả năng vượt quá mong đợi: “BrahMos-II sẽ tương tự tên lửa siêu thanh Zircon của Nga, nó có thể vươn đến tầm bắn 1.000 km và bay với tốc độ lên tới Mach 8".

Để chứng minh nhận định của mình, tác giả bài báo trích dẫn một báo cáo từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ, lưu ý rằng Ấn Độ có khoảng 12 đường hầm gió đang hoạt động, chúng đủ khả năng thử nghiệm vũ khí siêu thanh với tốc độ lên tới Mach 13.

Theo dự kiến, tên lửa BrahMos-II ban đầu được lên kế hoạch phóng thử nghiệm vào năm 2017, tuy nhiên nó phải đối mặt với sự chậm trễ đáng kể do một vài khó khăn xảy ra trong quá trình phát triển.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm