Quốc tế

Thổ 'hái quả ngọt' khi điều vũ khí đến Syria

Sau khi liên tiếp điều những vũ khí mới đến chiến trường Syria tác chiến kiểu thử nghiệm, cuối cùng Thổ đã hoàn thiện và tiếp nhận chúng.

Mỹ thử thành công vũ khí laser / Nga và Trung Quốc từ bạn hàng thành đối thủ trong ngành vũ khí

Lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ (DzKK) vừa chính thức được trang bị máy bay tấn công không người lái (UCAV) tầm xa Anka. Buổi tiếp nhận được tổ chức bới Bộ quốc phòng, Công ty Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (TAI) cùng nhiều quan chức cấp cao đến dự.

Tho hai qua ngot khi dieu vu khi den Syria
Máy bay Anka của Thổ Nhĩ Kỳ.

"So với phiên bản thử nghiệm từng được chúng tôi điều đến Syria, Anka được đưa vào trang bị đã được hoàn thiện hơn ở hệ thống dẫn đường, phát hiện vá bám bắt mục tiêu. Đâyc hính là lý do khiến những chiếc máy bay này đáng sợ hơn nhiều so với trước đó", đại diện của TAI cho biết.

Tuy nhiên, để gặt hái được thành công như vậy, thiệt hại của Thổ Nhĩ Kỳ là không hề nhỏ khi chỉ trong một thồi gian ngắn tác chiến tại Syria hồi đầu năm 2020, đã có ít nhất 3 chiếc máy bay loại này bị quân chính phủ Syria bắn hạ.

Kịch bản như vậy cũng đã xảy ra với hàng chục chiếc UCAV Bayraktar TB2 tại Syria. Đây là những chiếc máy bay tấn công không người lái được đánh giá là là lớn nhất và tối tân nhất của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay.

Trong đó, Anka được trang bị hệ thống radar khẩu độ tổng hợp, hệ thống định vị và định vị chính xác, hệ thống nhận dạng tín hiệu analog và kỹ thuật số và hệ thống giải mã giao thức và module tín hiệu truyền thông đa kênh giám sát và ghi tín hiệu giải điều chế.

Điểm đặc biệt của chiếc UCAV này là khả năng bay tầm xa của nó có thể bay tới 4600 km, tốc độ tối đa gần 300 km/h. Anka là dòng UAV được sản xuất chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu trinh sát và giám sát của Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Khi cần, Anka vẫn có thể nhận nhiệm vụ tấn công và bằng chứng chiếc máy bay này làm nhiệm vụ tấn công là số vũ khí của chúng còn nguyên tại hiện trường vụ bắn hạ hôm 25/2/2020.

Anka được thiết kế cho các hoạt động ban ngày và ban đêm bao gồm điều kiện thời tiết bất lợi, thực hiện thời gian thực tình báo hình ảnh, giám sát, trinh sát, di chuyển, phát hiện mục tiêu, nhận dạng, xác định. Ngoài ra, nó có thể trực tiếp chiến đấu với vũ khí hạng nặng được trang bị.

Trong khi đó, chức năng chính của Bayraktar TB2 là tấn công. Khi làm nhiệm vụ, chiếc UCAV này có thể mang theo hai tên lửa chống tăng UMTAS cũng do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển. Mỗi quả tên lửa UMTAS chỉ có trọng lượng hơn 37kg và được gắn hai bên cánh của Bayraktar TB2.

UMTAS có đường kính khoảng 160mm với tầm bắn tối thiểu là 500m và tối đa là 8.000m, nó có thể được triển khai từ độ cao 5.000m nhằm tránh Bayraktar TB2 bị tấn công bởi hệ thống phòng không vác vai của đối phương.

Ngoài 2 loại UCAV nói trên, Thổ Nhĩ Kỳ còn đưa đến Syria hệ thống tác chiến điện tử KORAL, trực thăng tấn công T129, pháo tự hành... Tất cả đều đã được hiệu chỉnh hoàn thiện hơn sau khi được đưa vào trang bị.

 

Một số nguồn tin quân sự tại Đông Bắc Syria hồi cuối năm 2019 còn cho rằng, loại bom thông minh chuyên diệt boongke SOM cũng đã được Không quân Thổ Nhĩ Kỳ điều đến Syria. Tuy nhiên, thông tin này không được xác nhận.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm