Thổ Nhĩ Kỳ không nể mặt Mỹ, xem xét mua S-500 của Nga
(DNNV) - Ankara không phải là nô lệ của Mỹ mà Washington có quyết định hệ thống vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh và khẳng định, việc triển khai các hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ được tiến hành theo kế hoạch.
Máy bay 'Trung Quốc' Pakistan bắn hạ MiG-21 có gì đặc biệt? / Mỹ cân nhắc viện trợ thêm vũ khí sát thương cho Ukraine
DÒNG SỰ KIỆN HOT: VŨ KHÍ - KHÍ TÀI
Hệ thống phòng không S-400 của Nga
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vừa lên tiếng chống lại áp lực của Mỹ liên quan đến việc Ankara mua các hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga đồng thời nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có chủ quyền, theo đó, có quyền lựa chọn đối tác thương mại và nhà cung cấp vũ khí.
"Chúng tôi là một quốc gia độc lập, không phải là nô lệ", ông Erdogan tuyên bố.
Căng thẳng liên quan đến thỏa thuận vũ khí giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thậm chí còn buộc Ankara phải xem xét việc nâng cấp lên hệ thống phòng không thế hệ tiếp theo của Nga, S-500, một khi nó được đưa vào biên chế của quân đội Nga vào khoảng năm 2020", ông Erdogan nhấn mạnh.
Viện dẫn sự cần thiết phải bảo vệ khả năng tương tác của NATO cũng như muốn giữ kín các đặc tính kỹ thuật của vũ khí Mỹ đặc biệt là với Lockheed Martin F-35 với người Nga, Washington đã sử dụng chính sách ngoại giao cưỡng chế chống lại Ankara, cố gắng buộc nước này phải rút lui khỏi S-400 với Moscow.
Theo đó, Mỹ tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ nên chi 3,5 tỷ USD để mua các tên lửa Patriot của Mỹ. Ankara từng nhiều lần từ chối đề nghị trên nhưng nay có vẻ đang xem xét lại.
>> Xem thêm: Ông Trump mở tiệc đồ ăn nhanh đãi khách Nhà Trắng
Việt Trần (theo RT)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo