Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn lắp đặt S-400, dấu hiệu đổ vỡ hợp đồng?
Sức mạnh Do Thái: Israel có bao nhiêu đầu đạn hạt nhân? / Tàu tên lửa tấn công nhanh đầu tiên của Hải quân Việt Nam
Hôm 12/7, máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan của Nga đã hạ cánh xuống Thổ Nhĩ Kỳ và mang theo các thành phần đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, đây được xem là cái kết cho hợp đồng vũ khí ồn ào suốt thời gian qua.
Sở dĩ Ankara chọn thời điểm tiếp nhận S-400 như trên được đánh giá là bởi cách đó vài ngày, trong cuộc gặp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyiv Erdogan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói Ankara đang phải chịu bất công và để ngỏ khả năng không trừng phạt nước này vì đã mua S-400.
Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại nhất là việc vì 2 tiểu đoàn S-400 mà sẽ mất tới 100 tiêm kích F-35 (tương đương cả một sư đoàn) và còn bị đẩy khỏi chuỗi sản xuất của chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 cực kỳ tối tân này. Khi đã có "đèn xanh" từ ông Trump thì việc Ankara đẩy nhanh tiến độ nhận hàng là điều dễ hiểu.
Các xe hậu cần, đảm bảo kỹ thuật của S-400 được Nga đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TASS.
Tuy nhiên bất ngờ đã tới khi mới hôm qua, trước sức ép của các nghị sĩ quốc hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã buộc phải ra tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được nhận các tiêm kích F-35 nữa theo đúng điều khoản cấm vận của Đạo luật CAATSA.
Đây thực sự là đòn giáng mạnh vào Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này vẫn hy vọng mình sẽ nhận đủ cả hệ thống phòng không S-400 Triumf lẫn tiêm kích F-35 Lightning II. Khi bị bắt buộc phải chọn một trong hai thì Ankara sẽ phải suy tính lại.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan trong diễn biến mới nhất đã cho biết hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf chỉ được phép lắp đặt vào tháng 4/2020, bất chấp việc máy bay vận tải Nga đã đưa một số thành phần sang đến nơi.
Xe cẩu gắp đạn của S-400, các thành phần được Nga đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ đều ít quan trọng. Ảnh: TASS.
Việc làm này của Thổ Nhĩ Kỳ được nhận xét là đang thăm dò thêm phản ứng từ phía Mỹ, nếu Washington quyết "chơi rắn" thì khả năng cao Ankara vẫn sẽ ngừng tiếp nhận S-400, bởi thời gian chờ đợi lắp đặt như vậy là lâu bất thường.
Về phần Nga, có lẽ Moskva cũng đang lo ngại khả năng thương vụ này bị hủy bỏ vào phút chót, bởi vậy các bộ phận của S-400 được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ chỉ bao gồm các thành phần ít quan trọng, trong khi radar và đạn đánh chặn vẫn chưa được chuyển giao.
Không loại trừ viễn cảnh dưới sức ép của Mỹ thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trả lại các thành phần S-400 đã nhận để Nga bán sang cho một quốc gia thứ ba, bởi xét cho cùng Ankara vẫn chưa chịu thiệt hại gì do số tiền mua S-400 đều là tín dụng của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo