Quốc tế

Thực hư sức mạnh vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga

Mới đây, ấn phẩm của quân đội Mỹ The National Interest đã có bài đánh giá về kho dự trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.

Đối thủ nặng ký với Su-34 của Nga đã xuất hiện ở Mỹ / ‘Thú mỏ vịt’ Su-34 trang bị thêm vũ khí, thay đổi chiến thuật hoạt động

Được biết, vũ khí hạt nhân chiến thuật bao gồm bom trọng lực, tên lửa tầm ngắn, đạn pháo, mìn, ngư lôi…, được trang bị hạt nhân. Các loại vũ khí chiến thuật nhỏ, di động cho hai người, hoặc di động bằng xe tải (đôi khi được gọi là vũ khí hạt nhân vali), chẳng hạn như bom phá nguyên tử đặc biệt (Special Atomic Demolition Munition) và súng trường không giật Davy Crockett (Davy Crockett recoilless rifle), đã được phát triển nhưng khó kết hợp đủ công suất với tính di động, vì vậy việc sử dụng quân sự của chúng bị hạn chế.

Thực hư sức mạnh vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga
Vũ khí hạt nhân chiến thuật đang là chủ đề thảo luận sôi nổi của các chính khách, học giả và chuyên gia nhiều lĩnh vực. (Ảnh: RIA)

Theo đó, tác giả bài viết trong tạp chí, nhà báo Mark Episkopos cho rằng, Nga có từ 3 đến 6 nghìn đầu đạn hạt nhân tức là ít hơn thời Liên Xô. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy Nga là nước có số lượng đầu đạn hạt nhân chiến thuật nhiều nhất trên thế giới.

Ngoài ra, ông Episkopos cũng chỉ ra khó khăn nằm ở việc đánh giá định lượng các kho vũ khí không có sự phân chia kỹ thuật phổ thông thành đầu đạn “chiến thuật” và đầu đạn “chiến lược”.

Nhà báo Episkopos cho rằng, những thuật ngữ này là những định nghĩa thô thiển và chung chung về nhiệm vụ của một loại vũ khí nào đó.

“Đầu đạn chiến lược được sử dụng để chống lại cơ sở hạ tầng của đối phương như thành phố hoặc trung tâm chỉ huy. Đầu đạn chiến thuật được sử dụng trên chiến trường như một phần trong quá trình diễn ra chiến sự. Không có ranh giới rõ ràng giữa các lớp này. Ngoài ra, các quốc gia khác nhau lại có các tiêu chuẩn của riêng mình”, ông Episkopos giải thích.

“Lực lượng sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất ở Nga là Hải quân, với tên lửa hành trình Kalibr. Xếp thứ hai là Không quân với máy bay ném bom Tu-22M3 và Tu-22M3M”, ông Episkopos cho biết.

 

Cũng theo nhà báo Episkopos, tên lửa Kinzhal gây ra một mối đe dọa đặc biệt. Thế hệ tên lửa hạt nhân tiếp theo sẽ được máy bay ném bom PAK-DA chuyên chở. Ông Episkopos cũng không quên nhắc về việc hiện đại hóa lực lượng mặt đất của Nga bằng hệ thống Iskander-M.

“Kho vũ khí chiến thuật của Nga là một rào cản đối với các lực lượng vũ trang Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các đầu đạn hạt nhân chiến thuật sẽ là phương tiện hữu hiệu nhất của Nga để bảo vệ biên giới và lợi ích an ninh”, Nhà báo Episkopos kết luận.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những khác biệt chính giữa vũ khí hạt nhân “chiến thuật” và “chiến lược” là ở chỗ, vũ khí chiến thuật không bị điều tiết bởi bất kỳ hiệp ước quốc tế nào. Theo Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START-3), với cả Nga và Mỹ, các đầu đạn hạt nhân trang bị cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân bị giới hạn ở mức 1.550 đơn vị và 700 phương tiện mang phóng.

Tuy nhiên, chưa có thỏa thuận về việc các nước được phép sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân nhỏ. Theo các nguồn tin, Mỹ hiện có thể có tới 20.000 còn Nga sở hữu không quá 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm