Thực lực hải quân Iran tăng mạnh: Tín hiệu gì tới Mỹ?
Iran tăng tầm bắn tên lửa trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ / Hệ thống ALMDS Mỹ lùng sục thủy lôi Iran
Chuẩn Đô đốc Alireza Tangsiri - chỉ huy hải quân IRGC - thông tin hôm thứ Hai rằng lực lượng của ông lúc này "có một loạt các tên lửa đất đối đất có tầm bắn từ 700km (hơn 430 dặm) được sản xuất trong nước." Ông cũng giới thiệu việc sản xuất các tàu chiến mới, như tàu sân bay trực thăng kiểu catamaran dài 55m được ra mắt năm 2016, cùng với các tàu khác được cho là có tốc độ lên tới 90 hải lý "nhanh gấp ba lần so với tàu thuyền Mỹ".
"Bất cứ nơi nào người Mỹ có mặt, sự bất an xuất hiện theo và chúng tôi không biết sự hiện diện của Hoa Kỳ đang dẫn vấn đề an ninh đến đâu", ông Tangsiri nói.
Tướng lĩnh này đề cập tới cuộc chạm trán gần đây, trong đó có tới 11 tàu tấn công nhanh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng có vũ trang xuất hiện để tiếp cận và dường như di chuyển xung quanh các tàu của Hạm đội Năm của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư. Phía Iran cho rằng " người Mỹ đã làm trái với quy định quốc tế khi chặn đường của tàu chúng tôi và từ chối trả lời đài phát thanh, sau đó ã gặp phải sự đối đầu mạnh mẽ của lực lượng của chúng tôi".
Còn hạm đội Năm thì cáo buộc rằng chính IRGC đã có hành động "tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp", bỏ qua các cảnh báo lặp đi lặp lại trong hơn một tiếng rưỡi. Vịnh Ba Tư trong nhiều thập kỷ là một điểm nóng giữa căng thẳng Hoa Kỳ - Iran và cũng đã leo thang thêm mâu thuẫn trong năm qua.
Mỹ - Iran cảnh giác thực lực quân sự lẫn nhau
Kể từ khi từ bỏ thỏa thuận hạt nhân đa phương năm 2015 với Iran (JCPOA) hai năm trước, Tổng thống Donald Trump đã thắt chặt và thực thi chiến dịch "gây sức ép tối đa" nhằm vào Cộng hòa Hồi giáo Iran, cáo buộc nước này tài trợ cho các lực lượng bán quân sự nước ngoài và theo đuổi công nghệ tên lửa gây bất ổn. Nhà Trắng đã tìm cách cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ thương mại của Tehran, gây ra tình trạng bất ổn trên Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz - điểm giao thông hàng hải quan trọng nhất trên thế giới.
Iran có hai lực lượng trên biển được triển khai đến Vịnh Ba Tư, đó là IRGC và lực lượng vũ trang thông thường của nước này. Chuẩn đô đốc Hossein Khanzadi, chỉ huy lực lượng hải quân thông thường của Iran, cũng lên tiếng hoan nghênh ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của nước này hôm thứ Sáu tuần trước và thảo luận về kế hoạch phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhằm thách thức các lực lượng Hoa Kỳ đã sử dụng công nghệ như vậy ở Vịnh Ba Tư.
Còn ông Tangsiri đưa ra cảnh báo hôm thứ Ba rằng bất kỳ sự cố nào liên quan đến tàu hạt nhân đều có thể làm ô nhiễm vùng biển của Vịnh Ba Tư, tạo ra thảm họa không chỉ đối với vận chuyển quốc tế mà cả tài nguyên nước của các quốc gia Ả Rập dựa vào các nhà máy khử muối.
IRGC trước đó đã công bố nhiều tên lửa chống tàu khác nhau, có tầm bắn lên đến 300 km, tương đương khoảng 186 dặm. Một báo cáo được công bố bởi Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ DIA đã đề cập đến các mẫu tên lửa như Khalij Fars, Hormuz 1 và Hormuz 2, được phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, điều có thể gây ra mối đe dọa lớn nếu kết hợp với hạm đội tàu cao tốc quân sự của Iran và nhiều khí tài quân sự khác của Iran.
"Lượng lớn các tàu thuyền nhỏ, kho dự trữ lớn mìn trên biển và kho vũ khí tên lửa chống hạm có thể phá vỡ nghiêm trọng giao thông hàng hải ở eo biển Hormuz – nút giao chiến lược quan trọng với thương mại toàn cầu" - giám đốc DIA viết trong lời nói đầu trong báo cáo tháng mười một. "Từng thành tố lực lượn trên đang gia tăng khả năng tồn tại, chính sách và phản ứng nhanh".
Iran tìm cách gây dựng thế lực khu vực
Căng thẳng Mỹ - Iran đã gia tăng dưới thời chính quyền Trump. Sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân JCPOA, các nước châu Âu còn lại tham gia kí kết thỏa thuận này đã nỗ lực duy trì bình thường hóa thương mại với Iran dưới sức ép lệnh trừng phạt của Mỹ còn hai thành viên khác là Trung Quốc và Nga đổ lỗi cho Washington về việc khuấy động căng thẳng trong khu vực.
Tehran hiện đang nhắm đến cả Bắc Kinh và Moscow để có thể tiến hành các thương vụ vũ khí tiềm tàng vào tháng 10 năm nay sau khi lệnh cấm vũ khí của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm vào nước này hết hiệu lực. 3 nước này cũng đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung gần Ấn Độ Dương và Vịnh Oman vào cuối năm ngoái.
Iran cũng đang tìm cách nhận được sự hỗ trợ từ các quốc gia Ả Rập trong khu vực vốn liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong khi tầm nhìn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani về Liên minh HOPE – có tên là sáng kiến Hòa bình Hormuz – vẫn chưa rõ rệt tới thì các quốc gia hùng mạnh trong khu vực như Bahrain, Saudi Arabia hay Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) lại gia nhập chương trình xây dựng an ninh hàng hải quốc tế do Lầu Năm Góc dẫn đầu.
Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã thảo luận về cái mà ông gọi là "hành vi gây bất ổn của Iran" trong các cuộc gọi điện thoại liên tiếp với các đối tác từ Kuwait, Qatar và UAE.
Trong khi mối quan hệ giữa Washington và Tehran vẫn còn nhiều vấn đề khó tháo gỡ ở Vịnh Ba Tư, thì Baghdad chính là nơi hai bên thể hiện sự thù địch trực tiếp đầu tiên trong nhiều thập kỷ. Vào tháng 1, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ đã giết chết Tư lệnh lực lượng tinh nhuệ Quds của IRGC, Tướng Qassem Soleimani – điều kéo theo một cuộc tấn công đáp trả bằng tên lửa của Iran vào các căn cứ Mỹ tại Iraq và quân đội đồng minh.
Iraq cũng đang tiếp tục hứng chịu các cuộc đụng độ giữa Mỹ và dân quân địa phương liên kết với Iran và kẻ thù chung của họ, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (ISIS) – lợi dụng tình trạng bất ổn và đại dịch Covid-19 để tìm kiếm sự hùng mạnh trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo