Quốc tế

Hệ thống ALMDS Mỹ lùng sục thủy lôi Iran

Thủy quân lục chiến Mỹ vừa tổ chức cuộc diễn tập tại Vịnh Ba Tư nhằm tăng cường khả năng đối phó với nhiều nguy cơ khác nhau.

Mỹ kêu gọi gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran / Không quân Mỹ điều vũ khí năng lượng định hướng ra nước ngoài

Tham gia cuộc diễn tập có trực thăng Hawk-MHS Sea Hawk, trực thăng AH-W1 Super Cobras và UH-1Y Venom. Những máy bay này đều thuộc trang bị của tàu tấn công đổ bộ USS Bataan và USS New York (LPD 21).

Cuộc diễn tập được thực hiện nhằm đối phó với cuộc tấn công từ chiến thuật kiểu bầy đàn của tàu cao tốc, xuồng không người lái mang vũ khí và đặc biệt là đối phó với việc khu vực này bị phong tỏa bằng cách rải thủy lôi.

Để đối phó với loại vũ khí này, trực thăng Mỹ đã được trang bị hệ thống săn thủy lôi không cầm chạm nước ALMDS. Theo giới chuyên gia, việc trực thăng Mỹ sử dụng hệ thống ALMDS trong cuộc diễn tập cho thấy Mỹ đặc biệt lo ngại về sự nguy hiểm của thủy lôi khi di chuyển qua vùng biển này.

Trực thăng Mỹ mang theo hệ thống ALMDS.

Trực thăng Mỹ mang theo hệ thống ALMDS.

Hệ thống này có khả năng phát hiện thủy lôi nổi và bãi đậu tàu thuyền. ALMDS sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ năng lực phát hiện thủy lôi trên mặt biển đến đáy biển một cách hoàn hảo. Theo những thông tin được công bố, hệ thống dò tìm thủy lôi bằng laser ALMDS là một hệ thống phát hiện thủy lôi nhờ có chức năng phát ra các tia laser công suất cao, hướng liên tục xuống mặt biển và cảm biến hình ảnh được truyền về trung tâm.

Theo Defence-blog, không phải tàu ngầm hay tàu chiến mà chính những quả thủy lôi mới là loại vũ khí khiến thủy thủ các nước sợ hãi nhất trong những trận hải chiến. Mặc dù các tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước và máy bay thường thu hút sự chú ý của giới báo chí trong các trận hải chiến nhưng thực tế những quả thủy lôi mới là mối nguy hiểm lớn nhất đối với bất cứ con tàu nào.

So với các loại vũ khí trên biển khác, thủy lôi có chi phí triển khai ít tốn kém nhất, chúng có thể hoạt động trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm liền và kiểm soát được một vùng nước nhất định trong khi không cần tới bất cứ người lính hay tàu chiến nào để canh gác.

Sự khó lường và hiệu quả của thủy lôi đang khiến cả Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ lo lắng và tìm cách đối phó. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có số lượng khiêm tốn hệ thống ALMDS được đưa vào trang bị trong Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ.

 

Được biết, ngay trước khi Mỹ tổ chức cuộc diễn tập với khí tài đặc biệt này, Lực lượng vũ trang Iran đã quyết định triển khai loạt tên lửa chống hạm cùng nhiều vũ khí khác đến đảo Qeshm ở eo biển Hormuz.

Hình ảnh được công bố cho thấy, nhiều tên lửa đất đối hải Nasr-1 đã trong tư thế sẵn sàng phóng. Về cơ bản loại tên lửa chống hạm tầm ngắn cỡ nhỏ này có thể hạ gục mọi tàu có trọng tải từ 1500 tấn trở xuống.

Cùng với Nasr-1, hình ảnh tên lửa chống hạm Noor cũng đã xuất hiện trong đợt triển khai lần này. Hiện những tên lửa này vẫn được triển khai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ở eo biển Hormuz.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm