Quốc tế

Thực trạng tồi tệ của lực lượng Hàng không-Không quân Mỹ

Theo báo cáo của Cơ quan kiểm toán Hoa Kỳ, lực lượng không quân và hàng không của các quân binh chủng Mỹ hiện đang ở tình trạng rất tồi tệ.

Mỹ tin có đòn đáp trả nhanh gấp đôi Kinzhal / Máy bay trinh sát U-2 tích hợp AI của Mỹ sẽ là ‘gián điệp’ không bao giờ bị bắt

Lực lượng máy bay chiến đấu của Mỹ lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một số vấn đề lớn như: Thiếu phụ tùng thay thế, khó sửa chữa, thiết bị già cỗi… Tất cả những điều này có tác động tiêu cực đến mức độ sẵn sàng chiến đấu.

Trong bài viết của Hãng tin Nga Sputnik cho biết, Cơ quan kiểm toán của Hoa Kỳ hồi cuối tháng 11 đã công bố một báo cáo về kết quả kiểm tra hàng năm với các lực lượng hàng không thuộc biên chế Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân Mỹ.

Các chuyên gia đã làm việc với các đơn vị quân đội và căn cứ không quân từ năm 2011 đến năm 2019 và kết quả thật đáng thất vọng. Tài liệu cho biết một phần đáng kể số lượng máy bay... không thể cất cánh và chi phí bảo trì thiết bị tiếp tục tăng lên.

Những loại máy bay “ít nhiều còn dùng được”

Ủy ban đã kiểm tra 46 loại máy bay khác nhau của các lực lượng vũ trang và đi đến kết luận chỉ có ít hơn ba loại đáp ứng tiêu chuẩn là tối thiểu có 80% phi đội máy bay phải sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào.

Đội máy bay trực thăng đa năng UH-1N (UH-1 Iroquois hiện đại hóa) chứng tỏ mức độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng phục vụ kỹ thuật tối đa.

Thuc trang toi te cua luc luong Hang khong-Khong quan My
Máy bay trực thăng Bell UH-1 Huey.

Những chiếc trực thăng nổi tiếng này đã được sử dụng trong Không quân và Lục quân kể từ đầu những năm 1960, nhưng vẫn có đủ phụ tùng thay thế, các chuyên gia từ lâu đã thành thạo nắm vững việc sửa chữa và vận hành.

Ở vị trí thứ hai là máy bay trinh sát điện tử EP-3E Aries II, được đưa vào biên chế Không quân Hoa Kỳ từ cuối những năm 1970.

80% số máy bay EP-3E Aries II được giữ ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu 7 năm trong thời gian 9 năm qua. Máy bay điều khiển - liên lạc E-6B Mercury cũng lọt vào top 3, phục vụ từ năm 1989 và mức độ sẵn sàng chiến đấu đạt từ 80% trở lên.

Tuy nhiên, ba loại máy bay này có số lượng khá ít, hiếm khi cất cánh, đồng nghĩa với việc tiêu hao chậm hơn và ít “xơi tiền” bảo dưỡng hơn. Đồng thời, máy bay nào càng bị khai thác nhiều (và hao mòn) thì khả năng sẵn sàng sử dụng càng thấp và càng cần nhiều kinh phí để duy trì. Đây là quy luật khách quan của công nghệ.

Ví dụ như máy bay chiến đấu - ném bom chủ lực của Không quân Mỹ - F-15E Strike Eagle - sẵn sàng chiến đấu đạt mức 80% chỉ ở 4 trong số 9 năm qua.

 

Thuc trang toi te cua luc luong Hang khong-Khong quan My
Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Incirlik, Thổ Nhĩ Kỳ.

Các loại máy bay được đánh giá “rủi ro”

Với các loại máy bay khác, tình hình tồi tệ hơn nhiều. Chỉ có 3 năm trong số 9 năm là thời gian hoạt động của máy bay tiếp dầu KC-10 Extender và KC-135 Stratotanker. Điều này có thể hiểu được, vì chúng được sử dụng rộng rãi và đã bị hao mòn quá nhiều.

Con số tương tự đối với máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress và B-2 Spirit, máy bay chỉ huy trên không E-4B, cũng như máy bay điều khiển và hướng dẫn mục tiêu E-8C.

Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II cũng không tốt hơn. Đội máy bay này chỉ hoạt động trong hai năm. Những cỗ máy này mắc rất nhiều “bệnh kinh niên” và hiện không cách nào khắc phục được.

Tình hình tương tự về khả năng sẵn sàng chiến đấu đối với máy bay vận tải như C-5 Galaxy và C-130H Hercules; máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler; trực thăng chống ngầm trên tàu nổi MH-60R Seahawk; cường kích A-10 Thunderbolt II; máy bay chiến đấu trên tàu sân bay F/A-18 Hornet A và D; cùng với trực thăng HH-60G Pave Hawk.

 

Những loại máy bay bị coi là “thảm họa”

Báo cáo cho biết, có tới 24 loại máy bay, tức là hơn một nửa tổng số được nghiên cứu, chưa bao giờ đạt mức sẵn sàng kỹ thuật 80% trong 9 năm qua. Các chuyên gia coi đó là một thảm họa.

Đặc biệt, điều này áp dụng cho máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon, V-22 Osprey, máy bay trinh sát E-2 Hawkeye.

Thuc trang toi te cua luc luong Hang khong-Khong quan My
Máy bay vận tải quân sự C-5 Galaxy.

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer cũng là một thất bại hoàn toàn. Hầu hết đội máy bay hao mòn nghiêm trọng. Điều này có thể hiểu được bởi Không quân Mỹ đã sử dụng B-1 rộng rãi trên khắp thế giới.

Tháng 8 năm nay, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân John Hayten cho biết: trong số 62 máy bay loại này, chỉ có 6 chiếc có thể coi là sẵn sàng chiến đấu! Vào tháng 9, một nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ có kế hoạch xóa sổ 17 trong số những chiếc B-1 Lancer có vấn đề nhất.

 

Trực thăng tấn công AH-64 Apache cũng không khá hơn. Lục quân Mỹ sử dụng chúng rộng rãi trong hầu hết các cuộc xung đột vũ trang. Nhiều phương tiện bị hư hỏng liên tục trong các cuộc chiến, một số chiếc khác không được duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu do thiếu chuyên gia sửa chữa.

Tình hình trở nên phức tạp bởi sự thiếu hụt phụ tùng thay thế. Các nhà sản xuất phụ tùng cho một số loại máy bay đã ngừng sản xuất hoặc rời khỏi thị trường.

Tất nhiên là lực lượng hàng không – không quân Mỹ dù ở tình trạng nào thì vẫn mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với những rắc rối giống hệt như các cơ cấu quân sự các quốc gia khác. Có vẻ như vấn đề lão hóa các thiết bị quân sự khó có thể được giải quyết chỉ bằng cách rót tiền vào, mặc dù ngân sách quân sự của Mỹ rất lớn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm