Quốc tế

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 của Ukraine

Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ không thể tiếp nhận các xe tăng Leopard 1A5 dư thừa của Thụy Sĩ.

Vũ khí phương Tây tiếp tục bất lực trước trực thăng Ka-52 của Nga / Áo tàng hình Nakidka thần kỳ trên chiến trường

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 1

Thụy Sĩ tiếp tục giữ nguyên vị thế trung lập và từ chối tái xuất xe tăng Leopard 1 cho Ukraine. Chúng ta đang nói về 96 chiếc Leopard 1A5 thuộc công ty Ruag AG của Thụy Sĩ và được cất giữ tại Ý.

>> Xem thêm:Vì sao Mỹ phản ứng thận trọng trước cuộc nổi loạn của Wagner?

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 2

Những chiến xa này là một phần của gói viện trợ từ Hà Lan và Đức, việc khôi phục chúng đã được lên kế hoạch tại nhà máy Rheinmetall, khi doanh nghiệp này sẽ mua lại từ công ty Ruag.

>> Xem thêm:Tàu tên lửa Karakurt sẽ sớm trở thành khí tài chủ lực của Hải quân Nga?

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 3

Cần nhấn mạnh thực tế, hợp đồng trên không chỉ là một thỏa thuận giữa các công ty tư nhân, mà đây là ý định của chính phủ hai nước EU trong việc giúp đỡ Ukraine, nhưng Thụy Sĩ đã ngăn chặn sự hỗ trợ này.

 

>> Xem thêm:CIA và kế hoạch của Ukraine chấm dứt xung đột vũ trang với Nga

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 4

Trong quyết định tương ứng của chính phủ Thụy Sĩ về lý do từ chối, có tuyên bố rằng điều này "mâu thuẫn với luật hiện hành" và sẽ dẫn đến "điều chỉnh chính sách trung lập".

>> Xem thêm:Hải quân Nga sắp nhận một loạt tàu chiến 'mới ra lò'

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 5

Hiện tại mới chỉ có Hội đồng liên bang đã phê duyệt giấy phép tái xuất vũ khí, nhưng điều này không có nghĩa là mọi việc đã xong.

 

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 6

Thực tế là cả hai viện của quốc hội Thụy Sĩ đều bình đẳng. Ngoài quyết định của Hội đồng liên bang, một văn bản tương tự cũng phải được đưa ra bởi Hội đồng quốc gia, nhưng điều này chưa thành hiện thực.

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 7

Đây không phải là trường hợp đầu tiên họ chặn tái xuất vũ khí sang Ukraine. Điều này có thể khiến Berlin không hài lòng khi Đức từng bị bác bỏ đề nhận nhận lại đạn cho pháo phòng không tự hành Gepard.

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 8

Tất nhiên, đó là sự lựa chọn của mỗi quốc gia nhằm chọn chỗ đứng của mình trong lịch sử, và cần phải đặc biệt trân trọng sự trung lập.

 

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 9

Thực tế là Thụy Sĩ đã chứng minh cho tất cả các quốc gia khác trên thế giới thấy rằng vũ khí của họ sẽ không bao giờ được nhượng lại cho một nước nào khác, bất kể sự cần thiết đến đâu.

Thụy Sĩ 'dội gáo nước lạnh' vào hy vọng nhận xe tăng Leopard 1A5 ảnh 10

Việc không nhận được các xe tăng Leopard 1A5 từ Thụy Sĩ nhiều khả năng cũng không phải là thảm họa đối với Lực lượng vũ trang Ukraine, bởi vì Kyiv sẽ có lý do để yêu cầu Leopard 2 mạnh hơn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm