Tiêm kích F-16 của không quân Pakistan lao xuống đất vỡ vụn
Một tiêm kích F-16 của không quân Pakistan gặp nạn khi huấn luyện ở ngoại ô thủ đô Islamabad, chưa rõ tình trạng phi công.
Tiêm kích Su-30 tăng khả năng mang bom bằng cách nào? / "Ong bắp cày", tiêm kích hạm đông đảo nhất trên tàu sân bay Mỹ
Chiếc F-16 do Mỹ sản xuất đã gặp nạn trong lúc diễn tập để chuẩn bị cho cuộc diễu binh Ngày Pakistan vào 23/3 tới. Hiện Không quân Pakistan đang đánh giá thiệt hại của vụ tai nạn.
Khói đen bốc cao từ hiện trường chiếc tiêm kích gặp nạn.
Sự cố xảy ra gần thủ đô Islamabad sáng ngày 11/3 khi các chiến đấu cơ không quân Pakistan đang huấn luyện cho lễ duyệt binh.
Không quân Pakistan sau đó xác nhận máy bay gặp nạn là một tiêm kích F-16, nhưng không cho biết tình trạng của phi công.
"Chúng tôi vẫn đang đánh giá thiệt hại", phát ngôn viên không quân Pakistan cho hay.
Các nhân chứng cho biết không có dấu hiệu phi công nhảy dù trước khi gặp nạn.
Đội cứu hộ đang được cử tới hiện trường, trong khi Bộ Quốc phòng Pakistan đã lập ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn.
Pakistan đang sở hữu số lượng lớn tiêm kích F-16 mua từ Mỹ. Đây là dòng chiến đấu cơ chủ lực của Pakistan, được sử dụng để bắn hạ tiêm kích MiG-21 của không quân Ấn Độ trong trận không chiến trên bầu trời Kashmir tháng 4/2019.
Hiện không quân Pakistan đang có trong tay 76 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Mỹ, trong số này có tới 18 chiếc F-16C/D Block 52 Plus, đây được đánh giá là loại tiêm kích cực mạnh đủ sức đối đầu với Su-30MKI.
Những chiếc F-16C/D Block 52 Plus được Pakistan chính thức đưa vào biên chế năm 2010.
Có những chiến đấu cơ này, năng lực tác chiến của không quân Pakistan tăng lên rõ rệt.
Điểm dễ nhận thấy nhất của phiên bản Block 52 Plus là nó được tích hợp bình xăng vào thân. Việc thêm các thùng dầu phụ này giúp gia tăng đáng kể bán kính chiến đấu.
Khi không cần thiết chúng hoàn toàn có thể gỡ ra để giảm trọng lượng, tăng tính năng cơ động cho chiến đấu cơ.
Dù vậy phía nhà sàn xuất vũ khí đã khéo léo thiết kế để dù có gắn thêm thùng dầu phụ bên hông máy bay vẫn không làm giảm tính năng khí động học.
F-16D Block 52 được trang bị radar AN/APG-68 (V5) có chế độ tự động phát hiện và bám bắt, tầm trinh sát tối đa lên tới 296 km đối với máy bay cỡ lớn hoặc 105 km đối với tiêm kích có diện tích phản xạ radar (RCS) 5m2.
Loại radar này còn có thể theo dõi được 10 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc.
Động cơ F100-PW-229 của F-16D Block 52 ít tạo ra nguồn nhiệt ít hơn so với các chiến đấu cơ hai động cơ trong khi vẫn đảm bảo lực đẩy cần thiết.
Khả năng mang tải trọng vũ khí của F-16C/D vào khoảng gần 8 tấn, tức gần tương đương với dòng Su-30/35 của Nga vốn chỉ có khả năng mang 8 tấn dù là máy bay hạng nặng.
Những chiếc F-16C/D cực kỳ nhanh nhẹn và có thể làm đa nhiệm vụ, từ tấn công trên không, mặt đất đến cả trên biển.
Máy bay được vũ trang pháo M61A1 6 nòng 20 mm bố trí phía bên trái buồng lái. F-16C/D có 9 điểm treo vũ khí dưới cánh có thể mang tên lửa không đối không, đối đất, đối hải, bom thông thường, bom thông minh.
Cho tới thời điểm hiện tại, những chiếc F-16 vẫn đang được Mỹ tiếp tục sản xuất để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo