Quốc tế

Tiêm kích F-16 Ukraine có thể trở thành 'viên đạn bạc'?

Do việc triển khai F-16 ở Ukraine sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn nên phạm vi nhiệm vụ mà các tiêm kích này tham gia cũng sẽ dần mở rộng.

Bài toán của Iran trước xung đột Israel – Hamas / Hai quốc gia NATO chuẩn bị gói viện trợ chung cho Ukraine

Tiêm kích F-16 Ukraine có thể trở thành 'viên đạn bạc'?
Ảnh minh họa

Trong khi các phi công Ukraine đang tích cực làm chủ F-16 và nói về ấn tượng đầu tiên của họ về chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4+ này, một số người có thể tin rằng chiến thắng sẽ đến ngay sau khi chúng xuất hiện trên bầu trời.

Nhưng theo các chuyên gia không có vũ khí nào là “viên đạn bạc”, một mình giải quyết được chiến tranh.

Hơn nữa, cần phải hiểu vấn đề liên quan đến số lượng F-16, cũng như cách chúng sẽ được sử dụng một cách hợp lý nhất ngay từ đầu theo quan điểm thực dụng.

Nhiệm vụ đầu tiên của lô 12 máy bay chiến đấu thuộc đợt chuyển giao thứ nhất, rất có thể sẽ là cung cấp năng lực phòng không để đánh chặn tên lửa hành trình.

Và ngay cả một số lượng F-16 tương đối nhỏ (theo tiêu chuẩn của Mỹ) cũng sẽ giảm tải cho bộ phận phòng không mặt đất.

Điều này sẽ diễn ra ở các khu vực phía sau của chiến tuyến, nơi sẽ cho phép các phi công Ukraine có được kinh nghiệm chiến đấu thực tế không phải trong khu vực hoạt động của tiêm kích và tên lửa phòng không Nga, cũng như nhân viên mặt đất trong việc trau dồi kiến thức bảo trì máy móc.

Các tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ rồi mới chuyển sang tấn công. ảnh 1

Các tiêm kích F-16 của Ukraine sẽ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ rồi mới chuyển sang tấn công.

Và sau đó, Không quân Ukraine sẽ dần dần chuyển sang hành động ở mặt trận.

Một trong những nhiệm vụ sẽ là nhắm vào các hệ thống phòng không Nga bằng tên lửa chống radar AGM-88 HARM.

Mặc dù thực tế là những tên lửa này đã được sử dụng trên chiến đấu cơ Liên Xô, nhưng việc phóng chúng từ F-16 sẽ hiệu quả hơn gấp nhiều lần, gây ra đe dọa cực lớn cho phòng không Nga.

Một số lượng tương đối nhỏ F-16 có thể thực hiện những nhiệm vụ này. Nhưng sau khi triển khai với số lượng lớn hơn và tích lũy được kinh nghiệm, các phi công F-16 Ukraine sẽ có thể đối mặt các máy bay Nga sử dụng bom lượn.

 

Nếu không thiết lập được độ cao cần thiết, phạm vi sử dụng của những quả bom lượn như vậy sẽ bị giảm, điều này gây suy giảm hiệu quả và quan trọng nhất là không thể sử dụng chúng mà không bị trả đũa.

Ngoài ra trong bối cảnh số lượng hệ thống phòng không giảm do các cuộc tấn công của tên lửa AGM-88 HARM, Nga rất có thể sẽ buộc phải sử dụng máy bay chiến đấu đa năng của mình cho nhiệm vụ phòng không, điều này sẽ làm giảm số lượng các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất.

Đối với nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực, F-16 sẽ có thể sử dụng bom dẫn đường JDAM-ER và GBU-39 SDB.

Liên quan đến việc sử dụng tên lửa hành trình từ F-16, Mỹ chưa công bố thông tin nào về khả năng chuyển giao AGM-158 JASSM.

"Liệu những chiếc F-16 có giúp Ukraine giành ưu thế lớn trong cuộc chiến không? Điều này rõ ràng là khó khăn. Tuy nhiên cam kết lâu dài nhằm duy trì một lực lượng F-16 được trang bị tốt và đáng kể sẽ làm tăng xác suất thành công của Ukraine”, ấn phẩm Defense News tóm tắt.

 

- Video: Tên lửa TOW - “Sát thủ diệt tăng” của Quân đội Mỹ. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm