Tiêm kích F-16C Block 52+ xóa bỏ ưu thế đánh xa của Su-35?
Lý do Mỹ liên tục gọi tái ngũ oanh tạc cơ B-1B từ 'nghĩa địa' / Bom FAB-3000 sẽ được phóng từ... hệ thống pháo phản lực KN-25?
Sáng kiến trên đang được Lầu Năm Góc tích cực phát triển, nhằm đảm bảo ưu thế trên không của Ukraine ở độ sâu hoạt động lên tới 100 - 120 km, điều này rất quan trọng trong bối cảnh cuộc phản công tiếp theo của họ đã được lên kế hoạch cho tháng 8 hoặc tháng 10.
Bản kế hoạch trên nếu được triển khai sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hiện tại và triển vọng chiến lược?
Hiện nay Không quân Ukraine có năng lực tác chiến trên không tầm xa hạn chế, đặc biệt là trước các tiêm kích hiện đại của Nga như Su-35S, Su-30SM2 và MiG-31BM
Các phiên bản F-16AM Block 20 MLU được cung cấp cho Ukraine trang bị radar AN/APG-66(V)2, phạm vi phát hiện lên tới 65 km đối với các mục tiêu có bề mặt phản xạ hiệu dụng (RCS) 3 m2 trong trường hợp không có nhiễu.
Thông số trên rõ ràng kém hơn đáng kể so với khả năng của radar N035 Irbis trang bị trên Su-35S, vốn có thể phát hiện mục tiêu kích cỡ như F-16AM ở khoảng cách lên tới 350 km.
Trong điều kiện như vậy, phi công Ukraine phải dựa vào các nguồn chỉ định mục tiêu bên ngoài, chẳng hạn như máy bay Saab 340AEW&C AWACS, và chế độ nhắm mục tiêu các nguồn gây nhiễu điện tử (HOJ).
Thực tế trên tạo ra những hạn chế nghiêm trọng trong việc tự chủ tiến hành tác chiến trên không và làm giảm hiệu quả của Không quân Ukraine khi đối đầu với các máy bay chiến đấu hiện đại và mạnh mẽ hơn của Nga.
Việc đưa tiêm kích F-16C Block 52+ với các nâng cấp hiện đại, bao gồm radar AN/APG-83 SABR AESA vào trang bị của Lực lượng Vũ trang Ukraine có thể tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của Không quân nước này.
Những máy bay chiến đấu nói trên được trang bị radar tiên tiến có khả năng chống nhiễu và phạm vi phát hiện mục tiêu tốt hơn so với các mẫu cũ. Radar AN/APG-83 có thể phát hiện mục tiêu với RCS 3 m2 ở cự ly lên tới 200 km, và bắt và phóng tên lửa AIM-120D ở khoảng cách 160 km.
Sự cải tiến trong hệ thống radar này cho phép phi công Ukraine đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu Nga ở tầm xa, giảm thiểu lợi thế của chúng. Tuy nhiên ngay cả với những nâng cấp này, Su-35S và Su-30SM2 với tên lửa R-37M tầm bắn lên tới 230 km vẫn giữ được lợi thế đáng kể trong giai đoạn đầu không chiến.
Việc chuyển giao F-16C Block 52+ có thể thay đổi môi trường chiến thuật trong khu vực, giúp Không quân Ukraine đủ khả năng tiến hành các hoạt động hiệu quả và tự chủ hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là để tận dụng hết lợi thế của radar và tên lửa, các phi công trên Su-35S và Su-30SM2 sẽ có “khoảng thời gian” 3 - 5 phút, trong thời khắc đó họ có thể đánh chặn máy bay Mỹ trước khi chúng đạt đến tầm sử dụng hiệu quả tên lửa của mình.
Sau khi giảm cự ly giữa Su-35S và F-16C Block 52+ xuống còn 160 km, tiềm năng của chúng này sẽ trở nên cân bằng hơn. Kết quả của trận chiến sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của phi công, khả năng chống nhiễu của radar, cũng như sức cơ động và đặc điểm của đầu dẫn radar chủ động (GOS) trên tên lửa R-77-1 và AIM-120D.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?