Quốc tế

Tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet đã được tích hợp bom thông minh GBU-53B

Bộ Tư lệnh Không quân Hải quân Mỹ vừa thông báo, tiêm kích F/A-18EF Super Hornet được tích hợp bom thông minh GBU-53B sẽ đạt trạng thái hoạt động tác chiến vào năm 2024.

Nga đã tăng cường sản xuất xe bọc thép và các sản phẩm quân sự khác đến mức nào? / Clip: I-Derby ER – Sức mạnh tên lửa không đối không tầm xa của Israel

Với việc được trang bị bom thông minh GBU-53/B StormBreaker, tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet trên các tàu sân bay của Mỹ được cho là có khả năng làm thay đổi cục diện chiến trường.

Với việc được trang bị bom thông minh GBU-53/B StormBreaker, tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet trên các tàu sân bay của Mỹ được cho là có khả năng làm thay đổi cục diện chiến trường.

Ông Paul Ferraro, chủ tịch bộ phận RTX của hãng vũ khí Raytheon, nhận xét “Khả năng chưa từng có của loại bom thông minh này mang lại cho các phi công F/A-18E/F khả năng tấn công mục tiêu trong các tình huống phức tạp và đầy biến động.”

Bom GBU-53/B StormBreaker, trước đây gọi là Bom đường kính nhỏ II, là một loại bom phóng từ trên không được dẫn đường có độ chính xác cao.

Công dụng chính của loại bom này là tấn công các mục tiêu đang di chuyển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 

Theo thông báo từ nhà sản xuất, bom thông minh GBU-53/B StormBreaker được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao mang tên Golden Horde và được thiết kế để "phá vỡ mọi luật chơi".

Về cơ bản, bom thông minh GBU-53/B là thành tựu sáng chế của nền công nghiệp quốc phòng Mỹ trong thập niên 1980.

GBU-53/B có thể lựa chọn độc lập mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay mang bom.

 

Điểm ưu việt của GBU-53/B StormBreaker đó là nó có khả năng tấn công mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu, nó được coi là vũ khí săn xe tăng thông minh thế hệ mới.

Quả bom lượn có cánh này sẽ tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do yếu tố chiến trường tạo nên.

Nhà sản xuất khẳng định bom StormBreaker mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu nhờ chế độ dò tìm bằng cách sử dụng đầu dò hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường.

 

Bên cạnh đó, vũ khí này cũng có thể được dẫn đường thông qua bám chùm tia laser hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu.

Bom thông minh GBU-53B StormBreaker có kích thước nhỏ, cho phép một máy bay mang được nhiều đạn, khiến cho phải huy động ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu.

Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh tiến vào khu vực phòng không nguy hiểm.

 

Mỗi chiếc máy bay có thể mang theo hàng chục quả bom lượn GBU-53/B StormBreaker trong mỗi lần xuất kích.

Ngay cả một chiếc chiến đấu cơ F-35 cũng có thể mang theo 24 quả bom GBU-53/B StormBreaker, 8 quả bên trong khoang bụng và 16 quả bên ngoài, trong khi đó những tiêm kích như F-15E sẽ mang được nhiều hơn.

Phiên bản trước của GBU-53/B StormBreaker là GBU-39 SDB I do Boeing sản xuất, sử dụng công nghệ có độ chính xác tương tự nhưng thiếu thiết bị tìm kiếm mục tiêu di động tiên tiến.

 

GBU-39 được sử dụng với vai trò là một vũ khí sát thương thấp, thường là trong môi trường đô thị, trong khi đó GBU-53/B StormBreaker lại có thể sử dụng cho đa mục đích. Đây sẽ là vũ khí cực mạnh trang bị tiêu chuẩn trên các chiến đấu cơ của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm