Quốc tế

Uy lực của tiêm kích Su-35 kết hợp với tên lửa "tử thần siêu thanh" Kh-31

Không quân Nga đã kết hợp tiêm kích Su-35 và tên lửa Kh-31 trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Sự kết hợp lợi hại của tiêm kích MiG-31 và tên lửa “sát thủ” R-37M / Ukraine sử dụng tên lửa Buk để đối phó máy bay Nga

Hôm 18/11, Bộ Quốc phòng Nga công bố trên kênh Telegram chính thức của họ một video ghi cảnh cơ động tác chiến của một máy bay Su-35S thuộc không quân Nga khi tiến đánh các cơ sở hạ tầng của quân đội Ukraine. Su-35 là máy bay tối tân nhất của Nga được sử dụng ở Ukraine.

uy luc cua tiem kich su-35 ket hop voi ten lua tu than sieu thanh kh-31 hinh anh 1
Máy bay Su-35. Ảnh: Artileri-news.

Theo quân đội Nga, máy bay Su-35 của Nga thực hành tuần tra một địa điểm được phân công, đồng thời thực hiện không kích các cơ sở quân sự và thiết bị khí tài của đối phương.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong phi vụ trên, chiếc Su-35 đã phát hiện và phá hủy một máy bay đối phương và một trạm radar dùng để dẫn đường cho tên lửa của hệ thống phòng không S-300 của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Truyền thông nhà nước Nga cho biết, các phi công chiến đấu cơ Nga đã sử dụng thành công tên lửa chống radar Kh-31 để tấn công các trận địa phòng không của đối phương.

Sức mạnh Su-35

Máy bay Su-35 là một tiêm kích đa nhiệm chiếm ưu thế trên không, với các năng lực gia tăng so với máy bay Su-27.

 

Phiên bản Su-35S được trang bị một pháo 30mm, 12 mấu cứng và một radar giúp phi công theo dõi đồng thời tới 30 mục tiêu. Đối với mục tiêu trên không, radar máy bay có thể theo dõi đồng thời 8 mục tiêu. Máy bay cũng có khả năng nhận diện mục tiêu ở cự ly xa tới hơn 400km.

Nếu không được tiếp nhiên liệu, máy bay có tầm bay hơn 3.500km. Đặc điểm nổi bật của máy bay này nằm ở động cơ được cải thiện đáng kể, hệ thống thiết bị điện tử và radar.

Máy bay Su-35 của Nga cất cánh và phóng tên lửa. Video: Bộ Quốc phòng Nga.

Máy bay Su-35 được trang bị năng lực phân biệt bạn thù và chụp ảnh mặt đất từ trên không. Bộ tác chiến điện tử của máy bay bao gồm một bộ phóng mồi nhiệt, một hệ thống cảnh báo tên lửa đang bay đến gần, một hệ thống cảnh báo laser, một hệ thống cảnh báo bằng radar, và một hệ thống gây nhiễu radar.

 

Máy bay có thể triển khai vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và trong mọi điều kiện thời tiết. Máy bay chịu đựng được sự tác động của các nhân tố tự nhiên cũng như hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

Hôm 14/11, Moscow tuyên bố máy bay Su-35 của họ gần đây đã bắn hạ được cả máy bay MiG-29 và Su-25 của Ukraine.

Từ đầu xung đột Ukraine, phòng không Ukraine tuyên bố đã bắn rơi 2 chiếc Su-35 của Nga. Tuy nhiên, nhóm Oryx (tập hợp các nhà nghiên cứu dựa trên thông tin tình báo nguồn mở) cho rằng các lực lượng Ukraine chỉ bắn rơi một chiếc Su-35.

Tên lửa Kh-31

Các phi công Nga đã gọi Kh-31 là một "tử thần siêu thanh" vì họ cho rằng tốc độ cực lớn của tên lửa này cộng với khả năng phản kích khiến nó gần như "miễn nhiễm" trước các hệ thống phòng không của đối phương. Tên lửa có 2 phiên bản là Kh-31A và Kh-31P.

 

Kh-31A là một biến thể của tên lửa hành trình chống hạm sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính để tìm khu vực mục tiêu. Tên lửa có thể tấn công các tàu có mức choán nước là 4.500 tấn.

Kh-31P là một tên lửa chống bức xạ được phát triển để chuyên loại bỏ các loại radar của đối phương, bao gồm radar kiểm soát hoạt động bay, radar cảnh báo sớm, các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm