Quốc tế

Tiêm kích tàng hình J-20 bay với động cơ của Su-35

Theo SCMP, Tập đoàn hàng không vũ trụ Thành Đô (CAC) bắt đầu bước vào quá trình sản xuất loạt tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20.

Nga đẩy mạnh tốc độ hoàn thiện tiêm kích MiG-41 / Nga nhận 80 tiêm kích Su-57 trong 2 - 3 năm tới

Thông tin này đươc công bố trong sự kiện giới thiệu tiêm kích tàng hình J-20B được CAC tổ chức hôm 8/7 với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao trong quân đội Trung Quốc, bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tướng Zhang Youxia.

Tướng Zhang là người chịu trách nhiệm đề ra phương phát triển vũ khí cho quân đội Trung Quốc. "Chiến đấu cơ tàng hình J-20B là phiên bản được sản xuất hàng loạt, là chiến đấu cơ tàng hình toàn diện, cực kỳ nhanh nhạy và đáp ứng yêu cầu chiến đấu

Điểm đáng chú ý nhất của J-20B là được trang bị hệ thống kiểm soát vectơ lực đẩy (TVC)", SCMP dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết.

Tiem kich tang hinh J-20 bay voi dong co cua Su-35
Tiêm kích tàng hình J-20.

TVC cho phép phi công kiểm soát máy bay tốt hơn với khả năng chuyển hướng lực đẩy của động cơ. Bước tiến mới là nhờ sự kết hợp giữa công nghệ TVC của Trung Quốc và động cơ AL-31 mạnh mẽ của Nga.

Các kỹ sư Trung Quốc đã tìm cách đưa TVC vào động cơ nội địa WS-15 để trang bị cho tiêm kích J-20, nhưng cho đến nay chưa thực sự thành công. Chính vì vậy, J-20B trong những lô sản xuất loạt đầu tiên sẽ tạm thời dùng động cơ AL-31F Nga sản xuất.

Nhận định về việc tiêm kích thế hệ 5 Trung Quốc phải mang động cơ của chiến đấu cơ thế hệ 4+ Nga, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Bắc Cực Nga Valery Mitko đã chỉ ra rằng, sự thật này không khiến người ta ngạc nhiên bởi động cơ phản lực công nghệ cao là một trong 3 công nghệ ngoài tầm với với công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Theo chuyên gia Nga, bên trong một thiết bị như động cơ phản lực có hàng ngàn bộ phận và chi tiết phải hoạt động trơn tru trong trạng thái phải chịu lực quá tải rất lớn và nhiệt độ cực cao.

Để sản xuất một động cơ như vậy, cần phải có những kinh nghiệm thiết kế khổng lồ, nhưng chính cái kinh nghiệm thiết kế đó lại là cái mà các kỹ sư Trung Quốc không có.

 

Rất có thể, đó chính là lý do tại sao mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiến đấu một cách tuyệt vọng như vậy để sở hữu Tập đoàn Motor Sich của Ukraine nhưng điều này không giúp nhiều cho Trung Quốc trong việc có thể phát triển được động cơ mạnh mẽ và tin cậy như Nga.

Một trong những vấn đề nổi cộm của động cơ WS-15 là cánh quạt cho động cơ phản lực, vật liệu chế tạo cánh quạt không đạt được các tiêu chuẩn hiện đại như của Nga, có lẽ các nhà sản xuất Trung Quốc không làm chủ được công nghệ chế tạo loại vật liệu này.

Do chất liệu cánh quạt có vấn đề dẫn đến luồng không khí đi qua động cơ không thực sự ổn định, động cơ WS-15 phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được lực đẩy tương đương động cơ Nga.

Trong thử nghiệm, các máy bay trang bị động cơ WS-15 gặp phải vấn đề trong việc tăng tốc độ đột ngột, điều này đã được một phi công Trung Quốc giấu tên tiết lộ gần đây. Hiện Trung Quốc đang thiếu các hiệp hội công nghiệp hàng không để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho tất cả các loại linh kiện trong lĩnh vực này.

Để có thể sản xuất được động cơ tương đương với Nga hiện nay, có thể Trung Quốc phải mất 10 năm hoặc hơn thế nữa. Nhưng đến lúc đó có thể những loại động cơ hiện nay đã không còn được Nga sử dụng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm