Tiêm kích tàng hình KAAN của Thổ Nhĩ Kỳ gây choáng khi đắt hơn cả F-35 Mỹ
Moscow sản xuất gấp tên lửa không thể đánh chặn bảo vệ sườn Tây / Lính Mỹ khoe siêu cối tự ngắm bắn tại Syria
Thông báo mới nhất của ông Kotil vẽ ra một cái nhìn khác về chi phí dành cho tiêm kích tàng hình KAAN của Thổ Nhĩ Kỳ, khi đặt cạnh chiếc F-35 có giá chỉ 85 triệu USD (riêng động cơ trị giá 10 triệu USD).
Giá của F-35 thậm chí còn thấp hơn chiếc KAAN bởi loại tiêm kích này đã có mặt trên thị trường cả thập kỷ và được hàng chục quốc gia mua. Hiện tại, TAI dự định sản xuất 2 máy bay chiến đấu mỗi tháng, sản lượng như vậy sẽ đạt được vào năm 2029.
Có vẻ như giá của tiêm kích tàng hình KAAN trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào động cơ. Hiện tại, các nguyên mẫu dự kiến sử dụng động cơ F110 do Mỹ sản xuất.
Như thông tin được đề cập, một số động cơ từ Mỹ đã được giao cho TAI. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách độc lập chế tạo "trái tim" cho chiến đấu cơ tương lai của mình.
Kale Group và Rolls-Royce là những công ty gần nhất cùng phát triển động cơ cho máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ. Doanh nghiệp Anh đã tham gia dự án, ít nhất là trên giấy tờ, ngay từ đầu.
Nhưng thời gian gần đây, Rolls-Royce không thể đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ. Một trong những điểm gây tranh cãi chính xác là tài sản trí tuệ của động cơ.
Động cơ cung cấp năng lượng cho nguyên mẫu KAAN đầu tiên rất nổi tiếng trên thị trường. General Electric F110 là sản phẩm được sử dụng trên nhiều tiêm kích Mỹ. Tuy nhiên động cơ này không đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Tập đoàn TAI dự kiến đạt doanh thu hàng năm thông qua tiêm kích KAAN là 2,4 tỷ USD. Điều này sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện và thanh toán đợt đầu tiên của số lượng đặt mua theo kế hoạch.
Nhưng như vậy là không đủ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải bán máy bay chiến đấu cho các nước khác. Nếu giá vẫn cao hơn F-35, đó sẽ là một viễn cảnh rất khó khăn cho KAAN khi nó phải đối đầu với không chỉ F-35, mà còn cả Su-57 của Nga.
Theo các chuyên gia, trong những năm tới, giá của KAAN có thể ngang với Chengdu J-20. Theo thông tin từ các nguồn mở, tiêm kích tàng hình Trung Quốc được bán với đơn giá 110 triệu USD.
Có lẽ sự xuất hiện của một "người chơi" thứ hai trong chương trình tiêm kích KAAN sẽ giúp giảm chi phí. Pakistan được cho là một bên quan tâm đến việc tham gia dự án.
Vào giữa tháng 2/2023, ông Kotil đã cầm trên tay một mô hình thu nhỏ của KAAN khi phát biểu trên truyền hình Pakistan. “Đây là chương trình máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ - Pakistan”, vị quan chức trên nói.
Pakistan là một trong những đối tác chính của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm gần đây, hợp tác được củng cố khi Islamabad mua máy bay không người lái Bayraktar TB2 và Akinci.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhìn thấy cơ hội giảm giá KAAN nếu thâm nhập thị trường châu Á một cách nghiêm túc hơn. Pakistan có thể là cửa ngõ vào thị trường này, nhưng một đối thủ khác đã nổi lên ở đó - KAI KF-21 Boramae của Hàn Quốc.
Tiêm kích Boramae nhận được sự hỗ trợ từ một quốc gia khác trong khu vực, đó là Indonesia. Máy bay chiến đấu này được đồn đoán có giá từ 80 đến 100 triệu USD.
Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch thực hiện chuyến bay đầu tiên của tiêm kích KAAN vào năm 2026. Thời hạn này có thể được rút ngắn, mặc dù không có thông tin cụ thể.
Nhưng trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần cho thấy họ có thể làm việc nhanh chóng và tiến hành các cuộc thử nghiệm trước thời hạn đã thông báo.
Nếu thành công với chương trình tiêm kích tàng hình KAAN, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một nhân tố cực kỳ thú vị trên thị trường chiến đấu cơ thế hệ 5.
End of content
Không có tin nào tiếp theo