Quốc tế

Tiền chi cho một chiến dịch Không quân Mỹ nhiều cỡ nào?

Xin giới thiệu bài viết về chi phí cho các chiến dịch tác chiến của không quân Mỹ qua bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Ryabov Kirill.

Nga sẽ dùng siêu tên lửa Iskander-M đáp trả quân Thổ Nhĩ Kỳ? / Tên lửa Nga ‘thổi’ tung tháp của pháo tự hành Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Các máy bay tiêm kích F-35. Cơ số tác chiến (bom, tên lửa..) của chúng có thể có giá nhiều triệu đô la. Ảnh: US Air Force

Trong thời gian gần đây, Không quân chiến đấu Mỹ tham gia một số chiến dịch tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Các máy bay và máy bay lên thẳng của Không quân chiến đấu Mỹ thường xuyên thực hiện các lần xuất kích tác chiến để tiêu diệt mục tiêu này hay mục tiêu khác bằng nhiều loại vũ khí hàng không (tức bom, tên lửa phóng từ máy bay- viết tắt- VKHK-ND). Ngoài ra, Không quân chiến đấu Mỹ cũng tiến hành nhiều chuyến bay huấn luyện sử dụng VKHK.

Trong khi các VKHK hiện đại không hề đơn giản (trong sử dụng-ND) và rẻ tiền chút nào, vì vậy, hoạt động tác chiến của Không quân chiến đấu Mỹ “ngốn” của Lầu Năm Góc khá nhiều tiên.

Chi phí tác chiến

Vào thời điểm hiện tại, Không quân Mỹ đang tham gia hai (2) chiến dịch tác chiến tại các khu vực khác nhau. Trong các năm 2014-2015 Lầu Năm Góc triển khai các chiến dịch tại Trung Đông và Afghanistan.

 

Nội dung quan trọng của các chiến dịch này là phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khác nhau của đối phương. Công cụ (phương tiện) chủ yếu để giải quyết các nhiệm vụ trên là các máy bay và máy bay lên thẳng chiến đấu, các loại VKHK hiện đại nhất.

Hoạt động của lực lượng không quân của Không quân, Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ trên các chiến trường khác nhau đều có đặc điểm chung là cường độ cao và sử dụng rất nhiều VKHK.

Lầu Năm Góc liên tục cập nhật và công bố các số liệu thống kê tổng thể về các chiến dịch và nhờ vậy mà chúng ta có được một bức tranh chi tiết và tương đối nhiều thông tin về hoạt động của các lực lượng này.

Từ đầu năm 2014 đến hết tháng 1/2020, trong khuôn khổ chiến dịch “Freedom's Sentinel”, các máy bay Mỹ đã thực hiện hơn 46.000 lượt xuất kích tác chiến. Hơn 6.900 chuyến xuất kích cúa máy bay và máy bay lên thẳng trong số đó (46.000) có sử dụng VKHK.

Tổng cộng, đã sử dụng 24.100 đơn vị (tính) VKHK. Các hoạt động tại Iraq và Syria là có cường độ cao nhất. Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện hơn 71.600 lượt xuất kích tác chiến, trong đó có 24.300 lượt có sử dụng VKHK. Tổng số lượng VKHK đã sử dụng– hơn 83.800 đơn vị (tính).

 

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Các tên lửa “không đối không” AIM-120 AMRAAM. Ảnh: US Navy

Tổng cộng, trong hơn sáu năm, các lực lượng không quân Mỹ đã thực hiện hơn 117.000 lần xuất kích tác chiến và sử dụng gần 108.000 đơn vị (tính) VKHK. Trong số này (VKHK) có các tên lửa có điều khiển và bom các loại khác nhau, vũ khí không điều khiển và các đạn pháo cho pháo trên máy bay.

Mặc dù vậy, ngay cả trong trường hợp khi tính đến các loại đạn pháo tương đối rẻ và được sử dụng ồ ạt, các số liệu thống kê hiện có cũng nói lên rất nhiều điều.

Chi phí tăng mạnh

Cường độ các lượt xuất kích và sử dụng VKHK của tất cả các binh chủng không quân Mỹ (của Không quân, của Hải quân và của Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ) thay đổi theo từng năm.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng ổn định dần. Chúng ta hãy xem xét một số kết quả cụ thể trong những năm gần đây và tháng đầu tiên của năm nay (2020).

 

Năm 2018, hầu hết các hoạt động tác chiến được thực hiện trong khuôn khổ Chiến dịch “Inherent Resolve”. Đã thực hiện 16.056 lần xuất kích cho máy bay, trong đó có 1.591 lần có sử dụng VKHK.

Tổng lượng đạn dược tất cả các loại đã sử dụng là hơn 8.700 đơn vị (tính). Trong khuôn khổ Chiến dịch “Freedom's Sentinel” cũng trong năm đó, đã thực hiện gần 8.200 lần xuất kích (hơn 960 lần trong số đó có sử dụng vũ khí) và đã sử dụng 7.632 đơn vị vũ khí.

Tổng cộng, 24.252 lần xuất kích và hơn 16.300 đơn vị VKHK đã sử dụng trong năm đó.

Năm 2019, cường độ hoạt động của Không quân Mỹ tại Syria giảm đáng kể - chỉ còn 13.700 lần xuất kích, trong đó có 976 lần sử dụng tổng cộng 4.729 đơn vị vũ khí. Tại Afghanistan, không có thay đổi đáng kể nào.

Số lượng các lần xuất kích tăng lên đến 8.773, tuy nhiên, số lần sử dụng vũ khí chỉ hơn 2.400 lần - với tổng VKHK đã sử dụng là 7.423 đơn vị (tính). Và như vậy, tổng số lần xuất kích trên cả hai chiến trường gần như không thay đổi và mức tiêu thụ VKHK đã giảm xuống chỉ còn 12.100 đơn vị (tính).

 

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Khoang hàng (chứa vũ khí) của máy bay tiêm kích F-22: đã có vài triệu đô la treo trên các móc treo bên trong. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong tháng đầu tiên của năm 2020, các máy bay Mỹ đã thực hiện hơn 1.000 chuyến bay trên không phận Syria và sử dụng vũ khí 8 lần. Đã sử dụng 68 đơn vị VKHK các loại Trong cùng khoảng thời gian đó, các máy bay Mỹ cũng đã thực hiện 633 chuyến bay tại Afganistan và sử dụng vũ khí 129 lần với 415 đơn vị VKHK.

Cường độ hoạt động tác chiến như vậy nhìn chung là phù hợp với xu hướng chung . Nếu chúng không thay đổi, thì năm 2020 này, các chỉ số tổng thể sẽ không khác biệt nhiều so với các giai đoạn trước đây.

Tổ chức mua vũ khí

Để bổ sung VKHK, Các lực lượng vũ trang Mỹ phải mua các sản phẩm mới tất cả các lớp. Do Mỹ hiện đang thực hiện chính sách sử dụng nhiều các hệ thống vũ khí chính xác cao có điều khiển, nên các đợt mua sắm bổ sung và thay thế vũ khí như vậy tốn nhiều tiền và chiếm một phần đáng kể trong trong ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Việc mua sắm VKHK và các “vật tư tiêu hao” khác cho Không quân chiến đấu Mỹ được nhiều bộ ngành khác nhau cùng thực hiện. Cụ thể, Bộ Không quân Mỹ mua sắm để đảm bảo cho nhu cầu của Không quân.

 

Không quân hải quân và Không quân Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ- do Bộ Hải quân chịu trách nhiệm chung. Lục quân Mỹ tự mua sắm VKHK cho Không quân lục quân.

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Mô hình tên lửa AGM-114. Mỗi chi tiết bên trong tên lửa trị giá hàng ngàn đô la. Ảnh: Wikimedia Commons

Giá mua một sản phẩm cùng loại có thể khác nhau trong các hợp đồng khác nhau. Giá của một quả tên lửa hoặc một quả bom phụ thuộc vào biến thể, số lượng mua, thời gian giao hàng, vv.

Ví dụ, nếu mua sắm trong khuôn khổ ngân sách quốc phòng và đặt hàng theo các điều khoản của Overseas Contingency Operations - giá mua có thể dao động đáng kể.

Mấy ngày trước đây, Tờ The War Zone công bố một số thông tin rất đáng quan tâm về giá VKHK do Mỹ sản xuất. Những dữ liệu này được dẫn từ bản Dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ cho năm tài chính 2021.

Sau vài tháng nữa, dự án trên sẽ được tất cả các cơ quan hữu quan xem xét và thông qua để thực hiện.

 

Quy ra tiền

Trong năm tới, Lầu năm góc có kế hoạch mua một số tên lửa “không đối không” có điều khiển. Cụ thể là hai kiểu tên lửa với một số biến thể. Đó là các tên lửa AIM-120D AMRAAM.

Không quân Mỹ sẽ mua những tên lửa như vậy với giá 1.095.000 đôla mỗi quả. Giá cho Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ là 995.000 đôla mỗi quả.

Cũng có kế hoạch mua tên lửa AIM-9X Sidewinder một số biến thể. Đã chốt được mức giá trung bình của sản phẩm các biến thể AIM-9X-2 Block II và AIM-9X-3 Block II +.

Bộ Hải quân Mỹ sẽ trả 430.800 đô la cho mỗi quả tên lửa, còn Bộ Không quân- mỗi quả sẽ phải chi 472.000 đô la.

 

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Tên lửa “không đối đất” AGM-158 JASSM đang bay. Ảnh: US Air Force

Sẽ tiếp tục mua tên lửa “không đối đất” AGM-114 Hellfire. Không quân Mỹ dự định đặt hàng một số biến thể tên lửa trên với giá trung bình là 70.000 đôla/ quả. Lục quân cũng có kế hoạch đặt mua vũ khí này với mức giá trung bình là 76.000 đôla / quả.

Hải quân Mỹ có vẻ mạnh tay hơn trong đàm phán – trong hợp đồng mới của Hải quân Mỹ có ghi giá một quả tên lửa kiểu trên giảm xuống chỉ còn 45.000 đôla.

Thông tin về Kế hoạch mua sắm tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM cũng rất đáng chú ý. Không quân Mỹ dự định mua kiểu tên lửa này với giá 3,96 triệu đôla mỗi quả.

Nhưng Hải quân hy vọng sẽ tiết kiệm được một khoản rất đáng kể bằng cách “ép giá” xuống chỉ còn 3,518 triệu đôla/ một tên lửa.

Lầu Năm Góc cũng sẽ dành các khoản tiền rất đáng kể để mua bom có điều khiển. Không quân và Hải quân Mỹ đã có kế hoạch mua để bổ sung cho kho bom GBU-39 / B SDB II.

 

Mỗi “sản phẩm” kiểu này sẽ ngốn của ngân sách Không quân 195.000 đô la, của Hải quân và Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ- gần 221.000 đôla. Việc hiện đại hóa bom trên theo dự án JDAM sẽ có giá lần lượt là 21.000 hoặc 22.200 đô la/quả cho Không quân và Hải quân.

Tien chi cho mot chien dich Khong quan My nhieu co nao?
Tên lửa chống hạm AGM-158C LRASM và phương tiện mang nó - máy bay tiêm kích F / A-18E / F. Ảnh : US Navy

Số lượng các loại sản phẩm này và cùng với đó, tổng giá trị tất cả các hợp đồng chưa được công bố. Tuy nhiên, chúng ta có thể phán đoán- mỗi hợp đồng mua sắm mới trong khuôn khổ năm tài chính 2021 sẽ có giá ít nhất hàng chục triệu đô la.

Ngoài ra, trong ngân sách quốc phòng (Mỹ) cũng có các chương mục đảm bảo kinh phí cho công tác bảo trì các VKHK đã mua trước đó và đang được bảo quan trong các kho vũ khí.

Chiến tranh không rẻ chút nào

Vì những lý do rất dễ hiểu, Lầu Năm Góc sẽ không công bố các số liệu thống kê chính xác và chi tiết về chủng loại, tỷ lệ và số lượng VKHK đã được sử sử dụng.

 

Tuy nhiên, những dữ liệu tiếp cận được cho phép hình dung một bức tranh toàn cảnh khá thú vị. Thậm chí cả những ước tính chỉ gần đúng thôi cũng giúp chúng ta hình dung những khoản tiền đã được chi để tiêu diệt các kiểu mục tiêu khác nhau.

Chỉ trong tháng đầu tiên của năm nay (2020), Không quân chiến đấu Mỹ đã thực hiện gần 1.650 lần xuất kích và đã “tiêu tốn” hơn 480 đơn vị (tính) VKHK.

Tùy vào chủng loại loại và số lượng đạn dược, số tiền chi cho số vũ khí đó phải hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu đô la. Nếu tính đến việc những công việc như vậy của Không quân Mỹ đã diễn ra trong nhiều năm, thì có thể ước lượng tổng số tiền vào khoảng bao nhiêu.

Nhưng dù tốn kém như vậy, nước Mỹ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng chi. Ngân sách quốc phòng trong năm tài chính 2020 lên tới 738 tỷ USD và một phần đáng kể trong số đó sẽ được dùng để mua trang thiết bị kỹ thuật quân sự và vũ khí cho Không quân chiến đấu Mỹ (của cả bốn quân chủng-ND).

Cụ thể- 3,7 tỷ đô la đã được phân bổ để mua các “sản phẩm” cho Không quân lục quân, gần 20 tỷ đô la cho (quân chủng) Không quân và 18,5 tỷ sẽ được chi cho Không quân hải quân.

 

Trong các bản dự chi này có cả các khoản để mua VKHK, và cả khoản ngân sách để mua các loại vũ khí khác. Những khoản kinh phí được phân bổ nói trên cho phép Lầu Năm Góc mua sắm tất cả các “sản phẩm” cần thiết với số lượng mà họ cho là phù hợp.

Vì vậy, Không quân chiến đấu Mỹ sẽ có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động tác chiến theo cường độ như trước đây.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm