Tiết lộ 10 loại vũ khí chưa từng công bố từ thời kỳ Đức Quốc xã
Ấn Độ mời gọi Mỹ-Nhật hợp tác công nghệ quốc phòng / Mỹ sẵn sàng cho kịch bản F-22 bị bắn hạ
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II gần kết thúc, các nhà khoa học và nhà thiết kế giỏi nhất của Adolf Hitler đã được tuyển dụng trong một cuộc đua nhằm chế tạo ra những loại vũ khí tinh vi và tiến bộ nhất thời đại. Những loại vũ khí này nằm trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của Hitler và được mệnh danh là "những vũ khí kì ảo".
StG 44
Sturmgewehr 44 hay StG 44 được nhiều người coi là loại súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Thiết kế của StG 44 khá thành công và các loại súng trường tấn công hiện đại như các mẫu thiết kế AK-47 và M16 đều lấy nguồn cảm hứng từ nó.
Có tin cho rằng Adolf Hitler cực kỳ ấn tượng với StG 44 nên ông ta đã tự mình đặt cho nó cái tên là Sturmgewehr 44 (hay Súng trường tấn công cơn bão 44). Mặc dù StG 44 là một loại vũ khí pha trộn giữa súng cạc-bin (súng nhỏ), súng tiểu liên và súng trường tự động, thế nhưng vì nó xuất hiện quá muộn nên không gây ra tác động lớn trên các chiến trường tàn phá ở châu Âu.
Dù không gây ra nhiều tác động nhưng StG 44 có các phụ tùng vũ khí "lạnh nhất" vào thời kỳ đó: kính nhìn hồng ngoại Zielgert 1229 mang mã danh "Vampir" giúp cho lính bộ binh và lính bắn tỉa có thể bắn hạ chính xác các mục tiêu vào ban đêm. StG 44 lần đầu tiên được dùng để lâm trận vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh, loại súng này chỉ nặng đúng 5 cân Anh nhưng nó được trang bị một gói pin nặng tới 30 cân Anh được gắn vào lưng của người lính.
Ý tưởng dùng súng bắn vòng tròn quanh một điểm cùng một lúc đã từng xuất hiện, nhưng chính ĐQX mới biến ý tưởng đó thành sự thật. Các kỹ sư Đức đã chế tạo để súng StG 44 có thể bắn được ở các góc 30°, 45°, 60° và 90°. Tuy nhiên ở góc 30°, súng chỉ có thể bắn được tối đa 300 viên đạn và ở góc 45° là 160 viên đạn, các viên đạn bắn ra thường chịu áp lực khi bay.
Xe tăng con bọ hung Goliath
Những cỗ máy xinh xinh này được dùng để làm gì? Nhiều người sẽ hỏi câu này khi quan sát các bức ảnh về chúng. Câu trả lời là dùng để gắn bom lên cỗ xe hơi mini không người lái. Phía quân Đồng minh gọi cỗ xe là "xe tăng bọ hung", những "con bọ hung" này có khả năng điều khiển bom từ xa và có thể "thổi bay" các boongke quân sự, phá hủy xe tăng và phá vỡ đội hình lính bộ binh.
Những thiết kế máy móc kỳ dị như "xe tăng con bọ hung" có thể mang vật liệu nổ nặng tới 100kg và di chuyển với tốc độ 6 dặm/giờ. Nhược điểm lớn của cỗ xe này là nó được điều khiển bởi một hộp có cần điều khiển, được kết nối với tuyến cáp 3 dây hoạt động trong phạm vi 609,6m. Họ chỉ cần cắt dây điện và thế là "xe tăng con bọ hung" Goliath sẽ trở thành đống sắt vụn.
Xe tăng siêu nặng Panzer WIII Maus
Được hoàn thành vào cuối năm 1944, chiếc xe tăng siêu nặng này giữ kỷ lục là xe tăng nặng nhất thế giới từ trước tới nay. Trọng lượng của nó lên tới 188 tấn, nặng quá nhanh hư. Đơn giản là không có đủ động cơ mạnh để có thể hoạt động ổn định "quái vật khổng lồ" đạt tốc độ chấp nhận được. Mặc dù theo thiết kế thì tốc độ tối đa của nó là 20km/giờ, thế nhưng nguyên mẫu xe tăng Maus chỉ có thể chạy được 13 km/giờ.
Tuy vậy, cỗ xe tăng nặng nhất hành tinh cũng có những công trạng riêng của nó: thay vì vượt cầu, xe tăng Maus có thể lội qua các dòng suối sâu và có thể chạy băng băng dưới nước ở các dòng sông sâu. Phút cuối, xe tăng Maus được cho là quá tốn tiền để chế tạo, và vì thế chỉ có đúng 2 cái được ra đời, trong đó có một cái làm chưa xong.
Ngoài ra còn phải kể đến chiếc Landkreuzer P.1000 Ratte, đây là một cỗ xe tăng siêu nặng khác: Xe tăng Ratte với trọng lượng tới... 1.000 tấn! Ratte thường được ví von là "siêu tăng của Hitler", kích thước quá to khiến nó rất khó vận hành cũng như thiếu tính cơ động, và vì vậy nó vẫn đang nằm trên giấy.
Nhưng nếu một khi được chế tạo thành công thì "đại siêu tăng Hitler" sẽ được trang bị súng như chúng ta nhìn thấy trên các tàu chiến. Nhìn chung, các siêu tăng này rất khó vận hành khi mà Hitler lệ thuộc vào Blitzkrieg hay cái gọi là sự nhanh nhẹn và yếu tố gây bất ngờ.
Siêu pháo Schwerer Gustav
Còn được biết đến dưới cái tên "Đại pháo Gustav", đây là khẩu súng thần công lớn nhất thế giới đã được chế tạo và sử dụng trong lịch sử. (Chỉ có 2 cái được chế tạo, khẩu thứ 2 gọi tên là "Dora"). Súng thần công này được thiết kế bởi Krupp Industries, loại súng đường sắt siêu hạng này nặng tới 1350 tấn và co thể bắn cùng lúc những viên đạn nặng 7 tấn đến mục tiêu ở cách đó tới 29 dặm.
Nhưng tại sao ĐQX đã có "quái súng khủng" mà vẫn thua trận? Có lẽ vì phải mất tới 3 ngày chuẩn bị với lực lượng nhân sự tới 250 người để lắp ráp 2 khẩu súng với cỡ nòng 800mm, chưa hết lại thêm 2.500 người khác hì hục đặt 2 thanh đường ray và cần nửa giờ để nạp đạn.
May mắn thay, quốc gia duy nhất mà ĐQX có thể nhắm bắn thành công là Nga, cũng là quốc gia có diện tích đủ lớn đủ để hứng trọn vẹn những viên đạn từ "con quái vật" này bắn ra.
Tiêm kích ném bom tàng hình Horten Ho 229
Được nhiều người mô tả là "tiêm kích ném bom tàng hình đầu tiên trên thế giới", đây là loại máy bay tiêu chuẩn đầu tiên được trang bị động cơ phản lực. Nó được phát triển bởi anh em nhà Horten.
Loại máy bay không đuôi này có đôi cánh cố định như kiểu dù lượn và được trang bị công nghệ tàng hình cho chuyến bay đầu tiên. Thiết kế kiểu dáng mảnh khảnh của tiêm kích giúp nó khó bị phát hiện và theo dõi bằng radar hơn các loại máy bay khác vì nó có một mặt cắt radar nhỏ hơn.
Dù đã được chứng minh thành công trong các chuyến bay thử nghiệm, thế nhưng loại tiêm kích này chỉ đơn giản là bị thất bại trong việc tác động vào cuộc chiến khi nó bay lần đầu tiên vào năm 1944.
Bom quá khổ
Mặc dù kỹ sư người Anh Barnes Wallis là người đầu tiên đã phát minh ra loại "bom quá khổ" (tên thường gọi của nó là "Upkeep"), thế nhưng ĐQX quyết định tự tạo ra một trong những quả bom của họ sau khi họ khôi phục một quả bom còn nguyên vẹn.
Phiên bản thiết kế đảo ngược của ĐQX được đặt biệt danh là "Kurt", được dự định là bom sẽ lướt trên bề mặt nước và phát nổ khi nó va chạm với tàu. May mắn thay cho quân Đồng minh, các nhà khoa học ĐQX không hiểu về tầm quan trọng về khả năng nảy của những quả bom này.
Kết quả là họ cố gắng làm ổn định độ nảy của bom bằng cách lắp các tên lửa tăng cường, tuy nhiên cũng rất khó đem những quả bom này đi thử nghiệm. Sau vài lần thất bại trong phiên bản "Unkeep" mới và sau khi tốn kém thời gian và nguồn lực, ĐQX không còn lựa chọn nào để thay thế, và họ đã tuyên bố hủy bỏ dự án.
Súng thần công gió lốc
Đây là "sản phẩm tim óc" của Tiến sĩ Zippermeyer, ông là một nhà phát minh người Áo, người đã sáng tạo ra những loại vũ khí chống máy bay kỳ dị của ĐQX. Loại súng thần công này hoạt động bằng cách tạo ra các vụ nổ trong buồng đốt, sau đó sẽ thoát ra ngoài thông qua các vòi phun đặc biệt và cuối cùng chúng nhắm thẳng vào mục tiêu.
Một mô hình quy mô của súng thần công đã được xây dựng nhằm chứng minh sự thành công của nó, khi những "quả đạn lốc xoáy" làm tan tành những khúc gỗ ở cách đó 182,8m.
Dù mô hình đã làm việc nhưng dự án này bị loại bỏ do khó có thể sao chép ra một phiên bản hoàn chỉnh với cùng tác động vào các mục tiêu cao độ. Bản thân "súng thần công gió lốc" đã được phát hiện và bị từ chối bởi các lực lượng quân Đồng minh khi họ tấn công vào Khu thử nghiệm pháo binh ở Hillersleben (Đức) vào tháng 4-1945.
Súng thần công âm thanh
Súng thần công âm thanh? Nghe giống như trong chuyện viễn tưởng. Nhưng vào đầu thập niên 1940, các kỹ sư ĐQX đã cố gắng phát triển ra một loại súng thần công âm thanh có thể khiến con người lảo đảo ngay trong tầm ảnh hưởng của súng.
Được thiết kế bởi Tiến sĩ Richard Wallauschek, loại súng thần công âm thanh này bao gồm một buồng đốt khí methane với 2 tấm phản xạ parabol lớn, phiên bản cuối cùng có đường kính trên 3m. Các chảo bắn xung điện vào khoảng 44Hz và được kết nối với buồng có chứa vài ống phóng phụ. Những cái ống này sẽ cho phép một dung lượng hỗn hợp methane và oxygen có trong buồng đốt mà một khi các khí này bị đốt cháy thì sẽ biến khí đốt thành âm thanh có thể tiêu diệt đối phương.
Dạng sóng âm tiếp đó sẽ được khuếch đại bởi các chảo phản xạ gây ra các triệu chứng chóng mặt và buồn nôn ở cách đó 274m bằng cách làm rung xương tai giữa và rung lắc dịch trong ốc tai ngay trong tai trong. Sóng âm được tạo ra có thể thủ tiêu một người đàn ông ở cách đó 50m trong vòng nửa phút.
Nhưng có vẻ khó thuyết phục khi mà súng thần công âm thanh chỉ được thử nghiệm trên các động vật trong phòng thí nghiệm và chưa được thử nghiệm trên con người. Hoặc giả loại vũ khí này có thể rất dễ bị tổn thương bởi hỏa lực của đối phương, vì nếu các chảo parabol bị phá hoại thì vũ khí cũng mất hiệu lực.
Súng mặt trời
Súng mặt trời là một vũ khí quỹ đạo đã được các nhà khoa học của ĐQX nghiên cứu trong suốt cuộc chiến tranh. Lần đầu tiên khái niệm này ra đời vào năm 1929 bởi nhà vật lý người Đức Hermann Oberth.
Ông Oberth đã thiết kế ra một trạm vũ trụ từ một tấm gương lõm rộng 100m dùng để phản chiếu ánh sáng mặt trời tập trung vào một điểm trên trái đất. Một khi chiến tranh nổ ra, các nhà khoa học ĐQX sẽ mở rộng khái niệm của Oberth thành một trạm vũ trụ khổng lồ, nằm cách bề mặt trái đất khoảng 5.100 dặm. Theo các nhà khoa học ĐQX, nhiệt tập trung trong tấm gương sẽ có thể đun nóng các đại dương và biến các thành phố thành tro bụi.
Có tài liệu nói rằng người Mỹ đã quản lý để thu giữ một mô hình thử nghiệm của súng mặt trời vào năm 1945. Hóa ra rằng, sau khi được các sĩ quan Đồng minh thẩm vấn, các tù binh Đức khai rằng công nghệ về súng mặt trời có thể trở thành hiện thực trong thời gian từ 50 đến 100 năm tới.
Bom Fritz X
Được nhiều người cho rằng đây là "ông nội" của các loại bom thông minh hiện đại, bom Fritz X là một trong những loại bom tuyệt mật của Adolf Hitler.
Loại bom dù này theo dự định ban đầu là dùng để chống lại các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt như thiết giáp hạm hay tàu tuần dương hạng nặng, chuyện đó không có gì quá khó khi bom Fritz X có thể chứa một khối lượng vật liệu nổ đến 700 cân Anh.
Bom Fritz X đã được chứng minh thành công cao trong chiến trận khi nó được triển khai trên các hòn đảo Malta và Sicily vào năm 1943. Thực vậy, các tàu tuần dương hạng nhẹ của Mỹ như USS Savannah đã bị vô hiệu hóa sau khi bị một quả bom Fritz X rơi trúng
End of content
Không có tin nào tiếp theo