Quốc tế

Mỹ sẵn sàng cho kịch bản F-22 bị bắn hạ

Để sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất với tiêm kích tàng hình F-22, Không quân Mỹ quyết định trang bị cho phi công súng GAU-5/A carbine thế hệ mới.

Mỹ thu kho vũ khí lớn chưa từng có của Houthi / "Bí ẩn" về vũ khí Nga sắp bán cho Iran

Theo Defense News, đồng thời với quyết định trang bị, Không quân Mỹ cũng vừa tổ chức huấn luyện cho toàn bộ phi công cách sử dụng khẩu súng GAU-5/A carbine. Buổi huấn luyện được thực hiện tại Không đoàn tiêm kích số 3 - đây là đơn vị đang vận hành 40 tiêm kích tàng hình F-22.

Theo kế hoạch được công bố, đơn vị này sẽ trang bị súng trường nòng ngắn GAU-5/A cho phi công, giúp tăng hỏa lực tự vệ khi họ phải nhảy dù trên lãnh thổ đối phương hoặc đối mặt với quân khủng bố.

Khẩu GAU-5/A carbine có thể gấp gọn phía sau ghế phóng dù của phi công.
Khẩu GAU-5/A carbine có thể gấp gọn phía sau ghế phóng dù của phi công.

Để thích nghi với không gian chật hẹp trong buồng lái F-22, khẩu GAU-5/A được tháo rời thành hai phần, gồm nòng súng và thân súng. Phần tay cầm được gấp lại để giảm kích thước.Khẩu GAU-5/A là mẫu súng cải tiến từ súng trường M4, có đặc điểm gọn nhẹ và độ tin cậy cao, đạt tầm bắn hiệu quả khoảng 200 m. Súng có thiết kế đặc biệt để có thể nhét vừa trong bộ thiết bị sinh tồn gắn dưới ghế thoát hiểm của tiêm kích.

Phi công có thể tháo lắp súng chỉ trong vòng 60 giây mà không cần dụng cụ khác. Trước khi Mỹ quyết định trang bị cho phi công F-22 khẩu GAU-5/A, phi công tiêm kích Mỹ khi bị bắn rơi trên lãnh thổ đối phương thường phải dựa vào khẩu súng ngắn mang theo để chống thú dữ và tự vệ.

Nhưng các phi công Mỹ phàn nàn rằng hỏa lực mà họ mang theo trong trường hợp khẩn cấp là quá yếu, đặc biệt là khi phải đụng đội với kẻ thù. Trong khi Nga chế tạo và biên chế súng trường AKS-74U cho các phi công tham chiến tại Syria, Mỹ từng phát triển súng trường cỡ nhỏ cho phi công nhưng không thành công.

Giới chuyên gia Mỹ cho rằng việc trang bị súng trường GAU-5/A cho phi công tiêm kích tàng hình F-22 là động thái "lo xa" của Mỹ, bởi chiến đấu cơ thế hệ 5 này sở hữu những tính năng tàng hình và công nghệ ưu việt, khó có thể bị bắn rơi trên chiến trường.

 

Nhưng theo Defence blog, Không quân Mỹ đã có lý khi quyết định trang bị GAU-5/A cho phi công F-22 bởi dù được đánh giá là dòng chiến đấu cơ tàng hình tối tân nhất của Mỹ nhưng khả năng không chiến của F-22, đặc biệt là ở cự ly gần đã được chứng minh là rất tệ hại.

Việc thể hiện thành tích kém cỏi trước chiếc T-38 (mới được công bố hồi đầu năm 2019) khiến người ta không quá bất ngờ khi F-22 tan tác thực diễn tập đối kháng trước tiêm kích Su-30MKM của Malaysia.

Cụ thể, trong cuộc diễn tập mang tên Cope Taufan 2016 hồi tháng 6/2016 kéo dài trong 3 tuần có sự tham gia của 6 chiến đấu cơ F-22 thuộc các Không đoàn 19 và 199 thuộc Không quân Mỹ và các đơn vị F-15C/D Eagle thuộc Không đoàn 104, Vệ binh quốc gia Mỹ.

Trong khi đó, phía Malaysia có sự tham gia của tiêm kích MiG-29 và Su-30MKM. Theo những thông tin được công khai, trong cuộc tập trận này, F-22 có kế hoạch tiến hành không chiến với đơn vị Su-30MKM với sự hỗ trợ của Hệ thống mô phỏng không chiến quần vòng (ACMI).

Tuy nhiên, do ACMI không tương thích hoàn toàn với trang bị điện tử trên Su-30MKM, nên F-22 tham gia tập trận với chế độ tác chiến hạn chế.

 

Với nội dung tập trận này, tiêm kích Su-30MKM đã bộc lộ được thế mạnh và giành được lợi thế trước F-22 với tỷ số 12 - 2, tức là Su-30MKM bắn hạ được 12 chiếc F-22 trong khi chỉ có 2 chiếc Su-30 bị hạ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm