Quốc tế

Tin tức Ukraine mới nhất: 40% cơ sở hạ tầng bị phá huỷ ở Mariupol không thể phục hồi

Từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt được tiến hành, Nga đã nhiều lần tuyên bố các lực lượng của họ chỉ tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và khẳng định sẽ không làm hại người dân bình thường.

NÓNG: Nổ lớn ở thành phố Nga sát biên giới Ukraine / ‘Dao kéo’: Ngành công nghiệp tỷ USD biến Hàn Quốc thành ‘kinh đô thẩm mỹ’ thế giới, Covid-19 càng hốt bạc vì nhu cầu tăng vọt

40% cơ sở hạ tầng bị phá huỷ ở Mariupol không thể phục hồi

Trong một cuộc ngày 6/4 (giờ địa phương), Thị trưởng thành phố Mariupol Vadim Boychenko đã kêu gọi áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Nga. Báo cáo về tình hình ở Mariupol, ông cho biết hơn 90% cơ sở hạ tầng của thành phố đã bị Nga phá hủy và ít nhất 40% trong số đó "không thể phục hồi được nữa".

Hội đồng thành phố Mariupol đã chia sẻ bản ghi nhớ những nhận xét của ông Boychenko tại hội nghị. Trong đó, thị trưởng cho biết hội đồng thành phố đã thành lập một ủy ban để "ghi lại các trường hợp phá hủy tài sản công và tư", cho đến nay hội đồng đã ghi nhận 300 các trường hợp như vậy.

mariupol
Ảnh chụp từ trên không cho thấy các tòa nhà dân cư bị phá hủy ở Mariupol. Ảnh: Reuters

Ông Boychenko thông tin: "Chỉ theo ước tính sơ bộ, 5.000 người đã thiệt mạng ở Mariupol trong tháng bị bao vây, trong đó có khoảng 210 trẻ em. Lực lượng Nga đã thả nhiều quả bom hạng nặng vào một bệnh viện nhi và phá hủy một trong những tòa nhà của bệnh viện số 1 thành phố. Gần 50 người đã bị thiêu sống trong vụ tấn công này".

Ông nói thêm: "Nhà hát Kịch bị đánh bom, nơi có hơn 900 người trú ẩn khi bị pháo kích vào thời điểm đó. Đây chỉ là một vài ví dụ về sự cố ý tấn công dân thường".

Được biết, phía Nga đã không xác nhận thông tin này. Từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt được tiến hành, Nga đã nhiều lần tuyên bố các lực lượng của họ chỉ tấn công nhằm vào các cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine và khẳng định sẽ không làm hại người dân bình thường.

NATO dự đoán xung đột sẽ tiếp diễn "trong thơi gian dài"

Ngày 6/4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết dù Nga hiện đang tập trung tấn công vào miền Đông Ukraine nhưng "không có dấu hiệu" cho thấy mục tiêu kiểm soát toàn bộ đất nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thay đổi.

 

Phát biểu trước báo giới trước cuộc họp tại Brussels (Bỉ) của ngoại trưởng các nước đồng minh NATO, ông Stoltenberg cảnh báo xung đột ở Ukraine có thể kéo dài nhiều năm.

Ông thông tin: "Chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin đã thay đổi tham vọng kiểm soát toàn bộ Ukraine và cũng viết lại trật tự quốc tế, vì vậy chúng tôi cần phải chuẩn bị cho chặng đường dài. Chúng ta phải thực tế và nhận ra rằng điều này có thể tiếp diễn trong thời gian dài, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm".

Được biết, Ngoại trưởng các nước NATO đã có mặt ở Brussels để tham gia cuộc họp trong 2 ngày 6/4 và 7/4, thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhận định rất khó để nói trước về thời điểm xung đột tại Ukraine kết thúc nhưng phía Washington cho rằng Ukraine cuối cùng vẫn sẽ giành chiến thắng. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby chia sẻ: "Thực tế việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tập trung vào một khu vực địa lý nhỏ hơn chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng bạo lực tiếp diễn. Căng thẳng thậm chí có thể gia tăng ở khu vực đó của Ukraine".

Ông cũng nói thêm rằng Ukraine hoàn toàn có thể giành chiến thắng. Ông chỉ ra: "Mariupol vẫn chưa đầu hàng. Ông Putin đã đưa lực lượng của mình ra khỏi Kyiv. Ông ấy cũng đã chuyển lực lượng của mình ra khỏi Chernihiv. Họ chưa kiểm soát được Kharkiv. Họ cũng không kiểm soát được Mykolaiv ở phía Nam".

 

Video cho thấy các lực lượng Nga đào chiến hào trong khu vực giới hạn phóng xạ cao gần Chernobyl

Trong video bằng máy bay không người lái do chính quyền Ukraine công bố hôm 6/4, những hố trống và chiến hào của các công sự quân sự Nga bị bỏ hoang đã được trông thấy trong một khu vực được gọi là Rừng Đỏ.

rung do chernobyl
Các vị trí quân sự bị bỏ hoang của Nga trong một khu vực bị nhiễm phóng xạ cao gần Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Ảnh: Telegram

Theo Reuters, cái tên Rừng Đỏ được đặt ra khi hàng chục km vuông cây thông chuyển sang màu đỏ sau khi hấp thụ bức xạ từ vụ việc năm 1986 tại Chernobyl - thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.

Các đường ray xe tăng và mặt đất bị xáo trộn nghiêm trọng cũng có thể được nhìn thấy trong rừng - được coi là khu vực ô nhiễm nhất trong toàn bộ khu vực loại trừ Chernobyl - và giới hạn đối với bất kỳ ai không làm việc ở đó hoặc được phép đặc biệt.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm