Tổng thống Mỹ công du Trung Đông, các đối tác kỳ vọng điều gì?
Cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo - Người bạn lớn của Việt Nam / Kiểm soát súng nghiêm ngặt, tại sao xả súng vẫn xảy ra tại Nhật Bản?
Kể từ khi thỏa thuận hạt nhân đổ vỡ và Iran tăng cường làm giàu urani, các cuộc đối thoại để cứu vãn thỏa thuận càng thêm khó khăn. Cách đây khoảng 10 ngày, Iran và Mỹ đã có cuộc đàm phán gián tiếp tại Qatar. Không giống như vòng đàm phán trước tại Áo, sự kiện ở Doha không có đại diện của hầu hết các bên khác theo thỏa thuận (Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh). Mặc dù đàm phán kết thúc mà không có đột phá, nhưng việc Washington và Tehran đồng ý với thể thức mới này cho thấy các bên có lợi ích chung trong việc khôi phục thỏa thuận.
Trước thềm chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ bắt đầu ngày 13/7, giới phân tích đánh giá, Iran vẫn là một vấn đề chiến lược có thể ảnh hưởng tới các cuộc gặp ở Saudi Arabia hay Israel.
Các đối tác Trung Đông kỳ vọng gì vào chuyến thăm của ông Biden?
Một điểm nhấn được Trung Đông nói đến nhiều là khả năng Tổng thống Mỹ sẽ thúc đẩy một thỏa thuận liên minh phòng không tại Trung Đông giữa Israel và các quốc gia Arab. Sau bước tiến bình thường hóa quan hệ Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Bahrain hồi năm 2020, nay nếu Israel lại còn có một thỏa thuận liên minh quân sự với người Arab nữa thì thực sự đây sẽ là một bước đột phá.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Mục tiêu này được đánh giá không phải là phi thực tế, bởi như Saudi Arabia hay Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất thời gian qua đã hết sức đau đầu với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Trong khi Israel lại cho thấy là quốc gia đang sở hữu những công nghệ phòng không thuộc nhóm hàng đầu thế giới. Nói chung, Washington đang muốn khai thác yếu tố Iran là đối tượng chung của cả Israel và một số nước Arab, để xây dựng một liên minh mới tại Trung Đông.
Trung Đông cho rằng với bước đi này Tổng thống Mỹ đang muốn thúc đẩy vai trò của Israel, sẽ là cánh tay nối dài cho Washington để duy trì sức ảnh hưởng của phương Tây tại Trung Đông. Mỹ khi đó sẽ có thể tập trung nhiều hơn cho các chiến lược của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo một số nguồn tin chưa thể kiểm chứng thì một cuộc họp bí mật đã được tổ chức tại Sharm El Sheikh, Ai Cập giữa Israel và một số đối tác Arab để bàn về bước đi này. Tất nhiên, Tổng thống Mỹ cũng sẽ không thể bỏ qua vấn đề năng lượng, Tổng thống Biden muốn chuyến thăm này phải gây dấu ấn trước nhất với cử tri trong nước, khi kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 này.
Mỹ vẫn gắn kết với khu vực Trung Đông giữa những bất ổn địa chính trị trên thế giới
Chuyến thăm tới Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ được Nhà Trắng xác định nhằm mục đích mang lại những lợi ích cho người dân Mỹ ở khu vực Trung Đông. Từ hơn một tháng trước đây, khi thông tin về chuyến thăm được thông báo, Thư ký báo chí Nhà Trắng nêu rõ, Saudi Arabia là đối tác chiến lược của Mỹ trong gần 80 năm, với nhiều lợi ích đan xen trong quan hệ hai nước.
Tổng thống Mỹ muốn thúc đẩy vai trò của Israel, sẽ là cánh tay nối dài cho Washington để duy trì sức ảnh hưởng của phương Tây tại Trung Đông.
Chuyến thăm này, được Tổng thống Mỹ khẳng định, sẽ định hướng lại và không phá vỡ mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ với Saudi Arabia. Trung Đông là khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của Mỹ, mà Saudi Arabia là một trong những quốc gia có ảnh hưởng trong khu vực, đồng thời qua đó có thể kiềm chế ảnh hưởng từ các nước khác.
Chuyến thăm được thực hiện, sau khi Saudi Arabia đáp ứng đề nghị của Mỹ, đồng ý tăng nguồn cung dầu, góp phần kiềm chế giá năng lượng thế giới, và Saudi Arabia ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn tại Yemen.
Thông tin từ các phóng viên thường trú cung cấp cũng đã cho thấy chuyến công du của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đề cập nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau trong mối quan hệ với các đối tác Trung Đông, dựa trên lợi ích của đôi bên.
Mặc dù giới chuyên gia cho rằng không có quá nhiều kết quả đặc biệt từ chuyến đi này, nhưng nó gửi đi tín hiệu rằng chính quyền Mỹ vẫn gắn kết với khu vực Trung Đông giữa những bất ổn địa chính trị trên thế giới, cũng như đem đến cơ hội để hai bên xây dựng quan hệ đối tác theo hướng giảm căng thẳng và hội nhập sâu hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025