Tổng thống Putin cảnh báo các nước định quốc hữu hóa tài sản của Nga: Sẽ là con dao 2 lưỡi
NÓNG: Nổ lớn ở thành phố Nga sát biên giới Ukraine / ‘Dao kéo’: Ngành công nghiệp tỷ USD biến Hàn Quốc thành ‘kinh đô thẩm mỹ’ thế giới, Covid-19 càng hốt bạc vì nhu cầu tăng vọt
The Moscow Times đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5/4 vừa qua đã lên án nhữngbiện pháp chống lại tập đoàn dầu khí Gazprom tại châu Âu liên quan đến cuộc xung đột quân sự tại Ukraine và cảnh cáo rằng Moskva có thể sẽ trả đũa cho những hành động này.
Cụ thể, phát biểu trước các quan chức Nga trong cuộc họp được phát sóng trên truyền hình, Tổng thống Putin cho biết: "Diễn biến trong lĩnh vực năng lượng đang ngày càng xấu đi do những biện pháp thô bạo và phi thị trường [của phương Tây], trong đó bao gồm những biện pháp hành chính chống lại Gazprom tại một số quốc gia châu Âu."
Tổng thống Putin
Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Nga đưa ra sau khi Đức tuyên bố hôm 4/4 rằng cơ quan quản lý năng lượng của nước này sẽ tạm thời kiểm soát công ty con của Gazprom, Gazprom Germania, cho đến ngày 30/9 để đảm bảo nguồn cung năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng trong bối cảnh Nga và phương Tây ngày càng mất lòng tin vào đối phương.
"Chúng ta đã nghe thấy một số quan chức [châu Âu] nói về khả năng quốc hữu hóa tài sản của Nga [ở nước ngoài]", ông Putin nói với các quan chức. "Đừng quên rằng đây là con dao hai lưỡi."
Trước đó, sau khi tờ Handelsblatt dẫn các nguồn tin trong chính phủ Đức cho biết Bộ Kinh tế nước này đang xem xét việc quốc hữu hóa các công ty con của Gazprom và Rosneft ở Đức, người phát ngôn Điện KremlinDmitry Peskov hôm 1/4 đãchỉ trích ý tưởng này là "không thể chấp nhận được".
"Một kế hoạch như vậy sẽ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và tất cả quy tắc và luật lệ bạn có thể nghĩ ra. Do đó chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ. Tất nhiên là ngay cả ý nghĩ về một sự lựa chọn như vậy đã là điều không thể chấp nhận", ông Peskov nhấn mạnh.
Hôm 30/3, các quan chức chống độc quyền của Ủy ban châu Âu đã đột kích các văn phòng của Gazprom ở Đứcdo nghi ngờ tập đoàn khí đốt Nga đã đẩy giá trái phép ở châu Âu.
Sau khi cuộc xung đột quân sự nổ ra,Ukraine đã nhiều lần thúc giục các quốc gia châu Âu ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga.
Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của EU, chủ yếu choĐức, Italy và một số quốc gia Đông Âu.
Trong ngày 5/4,ban lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, bao gồmlệnh cấm nhập khẩu than và cấm tàu của Nga nhập cảnh vào cảng các nước châu Âu.
EU cũng đang đề xuấtmột lệnh cấm toàn diện đối với các giao dịch của 4 ngân hàng lớn chiếm 25% thị phần tài chính ngân hàng của Nga, cùng với đó là kế hoạch siếtchặt lệnh cấm các mặt hàng của Nga tại thị trường của khối này.
Các biện pháp trừng phạt bổ sung dự kiến sẽ được giới thiệu và biểu quyết sớm nhất là trong ngày hôm nay (6/4)./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo