Tor-2 rất hiệu quả, Syria chưa cần dùng đến S-300
Chiến hạm Nga phóng 26 tên lửa Kalibr diệt khủng bố tại Syria / Trạm kiểm soát của Nga bị người dân Syria phong tỏa
, Tiết lộ của tướng Nga được đưa ra hôm 14/6 khi nói về hiệu quả của những hệ thống phòng thủ do Nga sản xuất đang phục vụ trong lực lượng phòng không Syria. Hiện nay, lưới lửa phòng không Syria đặt dưới sự bảo vệ chính của 3 hệ thống phòng thủ chính lần lượt là S-300, Pantsir-S1, và Tor-M2.
Dù không phải là vũ khí có tầm bắn xa nhất nhưng Tor-M2 đang chứng minh là át chủ bài của Syria trong nhiệm vụ đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ Syria.
Vũ khí của phòng không Syria. |
"Kể từ khi bắt đầu nhiệm vụ chiến đấu tại Syria, tổ hợp Tor đã đánh chặn thành công tới 45 máy bay không người lái (UAV) của phiến quân. Ngoài ra, vũ khí này cũng đã đánh chặn thành công nhiều tên lửa của phiến quân", Tướng Alexander Leonov cho biết.
Cùng với thành tích cực ấn tượng, Tor-M2 cũng đã phối hợp với những hệ thống phòng không khác để xua đuổi và ngăn chặn thành công nhiều cuộc tấn công đường không từ các thế lực thù địch.
Trong vụ đánh trả cuộc tấn công bằng Tomahawk của Mỹ và tên lửa hành trình của Pháp vào Syria hồi đầu năm 2018, phòng không nước này đã phóng 28 tên lửa Pantsir-S1, 20 quả trúng mục tiêu; phóng 29 tên lửa Tor-M2, bắn hạ 27 mục tiêu; 21 tên lửa Kub, 11 quả trúng mục tiêu; Syria bắn 5 quả tên lửa Strela, ba quả trúng đích; 11 tên lửa Osa, năm quả trúng mục tiêu; 13 tên lửa S-125, năm quả trúng mục tiêu.
Với tỉ lệ đánh trúng mục tiêu cực ấn tuợng của mình, không khó hiểu vì sao hệ thống Tor-M2 lại được Syria tin dùng trong thành phần của hệ thống phòng thủ quốc gia.
Theo khẳng định của vị Tư lệnh Nga, bất kỳ lực lượng nào được trang bị Tor-M2, năng lực phòng không sẽ được nâng lên gấp nhiều lần bởi vũ khí này sở hữu quá nhiều ưu điểm so với các dòng vũ khí cùng phân khúc.
Ưu điểm đầu tiên được nhắc đến chính là các xe chiến đấu được trang bị khí tài trinh sát và điều khiển tên lửa bằng radar, quang học cùng máy tính phần tử, thùng phóng kèm đạn tên lửa sẵn sàng phóng, hệ thống phát nguồn cơ hữu, cho phép xe hoạt động chiến đấu độc lập với khả năng phóng đạn khi dừng ngắn trong hành tiến.
Việc đồng bộ hoá cao độ giữa máy tính phần tử kỹ thuật số với hệ thống ống phóng đạn thẳng đứng kèm đạn tên lửa có tính năng hướng về mục tiêu nhờ lái hướng bằng liều phụ sau khi rời thùng phóng cho phép hệ thống giảm tới mức thấp nhất thời gian chuẩn bị xạ kích.
Đặc biệt, tổ hợp tên lửa này có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa chống radar bay bám địa hình siêu thấp ở độ cao chỉ 5m.
Phiên bản mới này có khả năng bắt bám và thực hành xạ kích tiêu diệt cùng lúc 4 mục tiêu, gấp đôi so với Tor-M1. Gần như không một loại mục tiêu nào có thể vượt qua được vùng hỏa lực mà nó giăng sẵn.
Ngoài ra, Tor-M2 còn được trang bị đồng bộ các khí tài bảo đảm và phục vụ chiến đấu, bao gồm cả khí tài chiến đấu mô phỏng để huấn luyện kíp trắc thủ. Đặc biệt, các xe đều được trang bị dụng cụ phục vụ sinh hoạt, thiết bị dẫn đường và nhật ký công tác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này