Quốc tế

Triển khai vũ khí mạnh, Nga khiến không ai dám động đến vùng đất nhạy cảm?

Bộ Tổng Tham mưu liên quân Nga vừa quyết định tăng số lượng trạm radar tối tân nhất Rezonans-N được triển khai đến vùng Bắc Cực từ con số 5 lên 10 trạm. Những trạm radar này có thể phát hiện các mục tiêu siêu thanh, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm qua (20/1) tiết lộ.

Siêu UAV của Trung Quốc có thêm vũ khí mới, đáng gờm thế nào? / Choáng ngợp "nghĩa địa" máy bay của Mỹ: Kẻ ăn không hết, người lần không ra

Trước đó, vào mùa xuân năm 2018, Lầu Năm Góc tuyên bố, việc phát triển các vũ khí siêu thanh sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu của quân đội Mỹ.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Lực lượng Không quân Mỹ thông báo lực lượng này đang phát triển khai nguyên mẫu của hai loại vũ khí siêu thanh và cả hai đều dự kiến sẽ đạt đến mức độ sẵn sàng hoạt động ở giai đoạn ban đầu vào năm 2020.

Ảnh: Soha

"Bộ Tổng Tham mưu liên quân đã quyết định triển khai đến khu vực phía bắc của Nga thêm 5 trạm radar có khả năng phát hiện các mục tiêu siêu thanh ngoài 5 hệ thống đã có sẵn", nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay.

Sẽ có tất cả 10 hệ thống radar được triển khai ở khu vực Bắc Cực của Nga. Như vậy, “khu vực dễ bị tổn thương bởi tên lửa từ phía đông bắc sẽ được bảo vệ bởi những ‘thợ săn’ mục tiêu siêu thanh”, nguồn tin của Nga tự tin khẳng định.

Nga đã mở nhiều căn cứ quân sự và khoa học cũng như triển khai nhiều loại vũ khí mạnh ở vùng Bắc Cực trong những năm gần đây. Tổng thống Putin đã đích thân thực hiện nhiều chuyến thăm đến Bắc Cực.

Bắc Cực là một trong số ít những vùng đất trên Trái đất của chúng ta mà chưa một quốc gia nào chính thức có "sổ đỏ". Hiện tại, ít nhất 5 nước gồm Nga, Na Uy, Đan Mạch, Canada và Mỹ đều đưa ra những đòi hỏi chủ quyền đối với vùng Bắc Cực bởi đây là nơi chứa rất nhiều tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác, trong đó có dầu mỏ.

Cuộc tranh chấp trên trở nên căng thẳng khi các lớp băng tan chảy mở ra triển vọng về những tuyến đường hàng hải mới và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở đây.

 

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, một chuyến đi từ châu Âu đến châu Á đi qua Bắc Cực sẽ ngắn hơn đi qua kênh đào Panama khoảng 7.408km.

Nga đã chính thức đặt mục tiêu và đề ra kế hoạch triển khai lực lượng vũ trang để bảo vệ các lợi ích kinh tế và chính trị ở Bắc Cực trước năm 2020, trong đó có các đơn vị bảo vệ bờ biển, lính biên phòng cũng như các lực lượng quân đội khác.

Theo quân đội Nga, hai lữ đoàn Bắc Cực sẽ được triển khai ở vùng cực bắc của nước Nga trong vài năm tới. Nga cũng đang lên kế hoạch khôi phục hoạt động trở lại các sân bay từ kỷ nguyên Xô-viết ở Bắc Cực đồng thời thiết lập sự hiện diện hải quân thường trực dọc Đường Biển Bắc có tầm quan trọng chiến lược.

Nga tuyên bố, nước này cần tăng cường sự hiện diện hải quân ở Bắc Cực để bảo vệ các lợi ích kinh tế trong khu vực khỏi sự xâm lấn của các quốc gia NATO. Đây chính là chỉ thị của Tổng thống Vladimir Putin.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm