Trình tác chiến của 'gấu bay' Tu-95 khi được bơm xăng
Tầm bay máy bay ném bom Tu-95 là cực kỳ đáng nể khi nó có thể mang đầy bom mà vẫn có thể bay được tới hơn 12.000km liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.
Một loạt thương hiệu lớn công bố đóng góp tu sửa Nhà thờ Đức Bà / Tên lửa Buk-M1 Ukraine bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược siêu thanh Tu-22M3 Nga
Là sản phẩm "con cưng" của Cục thiết kế Tupolev và ra đời từ năm 1956, tới nay sức mạnh của máy bay Tu-95 vẫn đủ để khiến cả thế giới phải kinh sợ. Nguồn ảnh: Sina.
Ban đầu, Tupolev được ra lệnh thiết kế loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng mang được ít nhất 11 tấn bom và tầm bay tối thiểu 8.000km. Tầm bay này là đủ để các máy bay ném bom xuất phát từ Liên Xô có thể thả bom ở bất cứ nơi nào bên trong lãnh thổ Mỹ khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Điều mà Tupolev đã làm được đó là cho phép máy bay ném bom Tu-95 khả năng bay với tầm bay tối đa lên tới... 12.500 km - vượt xa yêu cầu ban đầu và kèm theo đó là khả năng mang theo tới 15 tấn bom các loại. Điểm yếu lớn nhất của Tu-95 có lẽ nằm ở tốc độ bay khi nó không thể vượt quá được 400 dặm/giờ tương đương 644 km/h. Nguồn ảnh: Sina.
Dường như chưa thoả mãn với tầm bay kinh hoàng này, quân đội Liên Xô còn thiết kế ra cả phiên bản tiếp liệu trên không dành cho Tu-95. Phiên bản này cho phép Tu-95 mở rộng tầm bay tới mức khủng khiếp, giúp nó gần như bay được tới mọi nơi trên Trái Đất. Nguồn ảnh: Sina.
Cụ thể, khi được tiếp liệu trên không tầm bay trên 30.000 km. Năm 2010, hai chiếc Tu-95 của Không quân Nga đã lập kỷ lục chuyến bay liên tục không dừng lâu nhất lịch sử với 43 tiếng bay liên tục từ Đại Tây Dương qua Bắc Cực tới Thái Bình Dương và quay về Biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng đường bay của chuyến bay này là 32.000 km và hai chiếc Tu-95 mỗi chiếc cần tới bốn lần tiếp liệu trên không để hoàn thành chuyến bay kinh hoàng này. Điều này đã cho thấy sức mạnh của cỗ máy tuổi đời gần 70 nhưng rõ ràng là vẫn còn quá mạnh. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2015, Tu-95 đã lần đầu tiên thực hiện một nhiệm vụ tầm xa dưới tư cách là máy bay của Không quân Nga. Đây cũng là lần đầu tiên Tu-95 được Nga triển khai cho một nhiệm vụ tấn công ở nước ngoài. Nguồn ảnh: Sina.
Máy bay tiếp liệu Il-78 đang thực hiện việc nối cáp nhiên liệu để bơm xăng cho Tu-95 ở trên không. Nguồn ảnh: Sina.
Quá trình tiếp liệu của Tu-95 diễn ra khá lâu nhưng bù lại nếu được tiếp liệu đầy đủ, chiếc máy bay này thừa sức bay hai vòng quanh Trái Đất trước khi phải hạ cánh trước khi kíp lái kiệt sức. Nguồn ảnh: Sina.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo