Quốc tế

Trở thành "sát thủ", cường kích Su-22M Việt Nam được nâng cấp gì?

Dù được sản xuất dưới thời Liên xô nhưng sau khi trải qua quá trình nâng cấp, Su-22M của Không quân Việt Nam sở hữu những đòn đánh cực đáng sợ.

Tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được trang bị phiên bản mini của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal / Nhiệm vụ đặc biệt của tiêm kích F-14 Tomcat trên chiến trường Việt Nam

Theo báo QĐND, gói nâng cấp mới nhất đối với Su-22M do Việt Nam tự thực hiện đó là thiết bị tra, nạp ống giảm chấn càng đáp trên dòng cường kích kích này. Công trình do Thiếu tá QNCN Nguyễn Thành Nam, Kỹ thuật viên, Đại đội 7, Trung tâm Huấn luyện thực hành, Học viện Phòng không thực hiện.
Thiết bị nạp, xả mới có cấu tạo như hộp kỹ thuật kín với các khoang chứa dầu thủy lực AMG-10 và khí Ni-tơ kết hợp cùng các vòi thủy lực được thiết kế phù hợp với các van trên ống giảm chấn trên máy bay Su-22M.
Điểm mới của thiết bị là dù vẫn sử dụng hệ thống bơm tạo áp suất bằng tay, nhưng đã có đồng hồ đo áp suất giúp đảm bảo lượng khí và dầu thủy lực được bơm vào ống giảm chấn đúng và đủ áp suất tiêu chuẩn.
Ngoài ra, thiết bị cũng có van xả áp để đảm bảo thiết bị không bị quá áp suất gây nổ vỡ bình chứa, mất an toàn trong quá trình sử dụng. Thiết bị mới giúp đơn giản hóa quy trình và tăng hiệu quả thực hiện tra, nạp ống giảm chấn trên cường kích Su-22M hiện nay.
Cường kích Su-22M Việt Nam.

Cường kích Su-22M Việt Nam.

Không chỉ hiện đại hóa thiết bị bảo dưỡng, Việt Nam đã thực hiện thành công gói nâng cấp giúp Su-22M sở hữu đòn đánh biển cực mạnh. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cuối năm 2016, Việt Nam đã nâng cấp chức năng đánh biển cho cường kích Su-22.
Để mang và bắn được tên lửa đối hạm trong các trận chiến trên biển, Su-22 bắt buộc phải có radar. Hiện nay, trong các gói nâng cấp được lghi nhận chỉ có duy nhất biến thể Su-22M5 là được trang bị radar đa năng PhaThom (thay thế hệ thống Klen-54) đủ khả năng dẫn bắn tên lửa đối hạm.
Ngoài ra, Sukhoi cũng đề xuất một giải pháp khác là dùng radar gắn ngoài Komar-17, tương tự như radar Kopyo-25 lắp đặt trên Su-25TM. Đây là 2 phương án giúp cho Su-22 có thể độc lập mang tên lửa đối hạm, nhưng chúng đều phải do Sukhoi thực hiện, ngoài 2 dự án trên hiện không có một gói nâng cấp nào khác cung cấp radar dẫn bắn cho Su-22.
Do đó có thể khẳng định rằng Su-22M của Việt Nam hiện đại hóa vẫn chưa được trang bị radar. Nếu muốn bắn tên lửa đối hạm thì mục tiêu phải được chỉ thị từ một nguồn khác như máy bay Su-30MK2 hoặc trạm radar cảnh giới từ đất liền.
Trong trường hợp này, Su-22M sẽ yêu cầu phải có khả năng kết nối thông tin và hệ thống truyền dữ liệu về mục tiêu giữa các máy bay hay sở chỉ huy mặt đất. Đây là yêu cầu quá phức tạp, đặc biệt là đối với loại cường kích đã cũ như Su-22M.
Vậy khi không mang được tên lửa chống hạm, Su-22M sẽ đánh tàu địch bằng phương tiện gì để đạt hiệu quả cao nhất? Câu trả lời nằm ở tên lửa chống radar Kh-31P, đây là vũ khí thích hợp nhất để trang bị cho Su-22M làm nhiệm vụ đánh biển vào thời điểm hiện nay.
Mặc dù không phải tên lửa chống hạm chuyên dụng, nhưng nếu Kh-31P phá hủy được hệ thống radar thì chiến hạm địch sẽ không khác gì một chiếc bia nổi, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi các máy bay mang bom không điều khiển. Tên lửa Kh-31P không yêu cầu phải được Su-22M dẫn bắn qua radar mà thông qua thiết bị điều khiển chuẩn hóa chuyên dụng.
Thiết bị này có nhiệm vụ thu thập dữ liệu điện từ từ radar đối phương rồi chuyển về máy tính máy bay để xử lý, sau đó nhận lại dữ liệu đã được xử lý rồi lập lệnh chuyển cho máy tính quỹ đạo quán tính và chọn chế độ đầu dò của đạn.
Các máy bay Su-22M của Không quân Việt Nam đã được trang bị tên lửa chống radar thế hệ cũ hơn là Kh-25MP, thiết bị bổ trợ để phóng loại đạn này là Vjuga-17. Tuy nhiên, do Vjuga-17 ra đời trước khi Kh-31P đi vào biên chế khá lâu, nên để phối hợp tốt với loại đạn này nó sẽ cần phải được chỉnh sửa một chút, đi kèm đó là lắp đặt các giá treo mới và phần mềm tương thích với đạn Kh-31P cho Su-22M.
Các thao tác trên không quá phức tạp và có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với phương án lắp radar dẫn bắn hay bổ sung hệ thống kết nối thông tin, truyền dữ liệu đã nêu. Vì vậy, SIPRI cho rằng, rất có thể đây chính là nội dung gói nâng cấp Su-22 của Việt Nam, để chiếc cường kích này đảm nhiệm được chức năng đánh biển.
Theo Tuấn Vũ/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm