Quốc tế

Trực thăng Hải quân Mỹ đánh rơi thiết bị chống thủy lôi

AN/ASQ-235 là thiết bị chống thuỷ lôi hàng đầu của Mỹ hiện nay. Sự cố lần này được đánh giá là rất nghiêm trọng và sẽ phải điều tra toàn diện.

Indonesia muốn mua thêm trực thăng Mi-17V5 / Trực thăng UH-60 của Mỹ bị bắn hạ khi đang chở theo lính Thủy quân lục chiến

Trang Military ngày 24/7 cho biết, Hải quân Mỹ đã vừa trục vớt thành công thiết bị chống thuỷ lôi AN/ASQ-235, hai tuần sau khi nó bị một chiếc trực thăng MH-60S Knighthawk thuộc Phi đoàn Trực thăng chiến đấu Hải quân số 2 đánh rơi gần cửa vịnh Chesapeake, bang Virginia.

Jennifer Cragg, phát ngôn viên lực lượng Không quân Hải quân Đại Tây Dương thuộc Hải quân Mỹ cho biết không ai bị thương và chiếc MH-60S cũng không bị hư hại sau sự việc.

"Hải quân coi đây là sự cố rất nghiêm trọng và sẽ tiến hành điều tra toàn diện để xác định nguyên nhân", Cragg nói thêm.

Truc thang Hai quan My danh roi thiet bi chong thuy loi
Một thiết bị AN/ASQ-235 được treo trên máy bay trực thăng. Ảnh: Raytheon

Hải quân Mỹ không thông báo công khai về vụ đánh rơi thiết bị khi nó xảy ra ngày 9/7. Vụ việc được xếp vào nhóm A, tức các sự cố gây thiệt hại tài sản hoặc tốn chi phí sửa chữa từ 2,5 triệu USD trở lên. Bà Cragg cho hay trách nhiệm của tổ lái chiếc MH-60S sẽ được xem xét. Có 4 thành viên trên chiếc MH-60S khi thiết bị bị đánh rơi.

AN/ASQ-235 được xem là thiết bị chống thuỷ lôi hàng đầu của Mỹ hiện nay. Nó được triển khai từ máy bay, sử dụng sonar thuỷ âm để phát hiện thuỷ lôi và sau đó triển khai các thiết bị bơi đính kèm tới kích nổ chúng.

Đây không phải lần đầu quân đội Mỹ đánh rơi thiết bị quân sự. Hôm 9/6, tờ AviationWeek cho biết một nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm thử nghiệm HAWC đã bung khỏi cánh chiếc B-52 thuộc Phi đoàn thử nghiệm số 419, đóng quân tại bang California, rồi rơi xuống đất.

Hồi tháng 3, cánh cửa một khoang thiết bị trên chiếc oanh tạc cơ B-52 của Mỹ cũng đã bị rơi xuống đất khi đang thực hiện chuyến bay qua thành phố New Orleans để tôn vinh lực lượng y tế tuyến đầu chống Covid-19, song may mắn không ai bị thương.

Tháng 10 năm ngoái, một chi tiết kim loại nặng 3,6 kg rơi từ cụm càng đáp của vận tải cơ MC-130 xuống căn cứ không quân Kadena của Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản nhưng không gây thiệt hại.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm