Trực thăng vận tải siêu kỳ lạ Mỹ từng triển khai tại chiến trường Việt Nam
Lính xe tăng Nga học tập chiến thuật phòng ngự của Quân đội Syria / Trình độ chế tạo trọng pháo hải quân của Trung Quốc đã vượt xa Nga
Sikorsky CH-37 Mojave là một loại trực thăng vận tải hạng nặng được Quân đội Mỹ sử dụng với số lượng khá ít trong chiến tranh Việt Nam. CH-37 ra đời năm 1953, chính thức được giới thiệu trong năm 1956.
Máy bay có chiều dài 19,59 m; đường kính rotor 21,95 m; trọng lượng rỗng 9.469 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 14.090 kg, mang được khoảng 24 binh sĩ với vũ khí trang bị đầy đủ hoặc 24 cáng cứu thương, so với thời điểm lúc bấy giờ thì đây là những con số cũng tương đối ấn tượng.
Nhờ 2 động cơ Pratt & Whitney R-2800-54 Double Wasp công suất 2.100 mã lực (1.583 KW) mà CH-37 có thể bay với tốc độ tối đa 209 km/h, tầm hoạt động 233 km khi mang tải trọng lớn nhất, vận tốc leo cao 4,6 m/s.
Trực thăng vận tải CH-37 Mojave được Quân đội Mỹ triển khai tại chiến trường Việt Nam. Ảnh: War History Online.
Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Việt Nam, Mỹ chỉ gửi 4 chiếc CH-37 tới "dải đất hình chữ S" phục vụ công tác vận tải. CH-37 không những có khả năng chở hàng, cẩu pháo mà còn cẩu được cả những chiếc trực thăng khác khi chúng bị hỏng hóc.
Với thiết kế kiểu đuôi thấp cho nên hàng hóa phải, được nạp vào bên trong trực thăng CH-37 qua cửa trước ngay dưới mũi, ngoài ra máy bay còn cẩu được các loại xe tăng hạng nhẹ hay xe thiết giáp một cách khá dễ dàng.
Động cơ bố trí "lộ thiên" hai bên sườn chiếc CH-37 bị đánh giá là điểm yếu lớn, khiến cho nó rất dễ bị tổn thương trước hỏa lực phòng không của đối phương vì không khác gì một "chiếc bia hút đạn". Ngoài ra CH-37 Mojave còn bị phàn nàn là hình dáng quá xấu, không khác gì một con ếch đang ngồi.
Trực thăng vận tải CH-37 Mojave trong tư thế "há mồm" để nạp hàng hóa vào trong khoang. Ảnh: Airlines.net
Ngoài những nhược điểm về thiết kế và vận động chậm chạp như đã nêu ở trên, CH-37 Mojave còn bị phàn nàn về sự cồng kềnh, yêu cầu bãi đáp rất rộng cho nên nó không thể phục vụ ở tiền tuyến như các loại trực thăng khác.
Chiếc CH-37 có thời hạn phục vụ trong Quân đội Mỹ khá ngắn khi nghỉ hưu vào cuối thập niên 1960 khi mới trải qua có hơn 10 năm "tại ngũ", nó hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam trong 6 năm từ 1963 - 1969 rồi được thay thế bằng loại CH-53.
Do số lượng triển khai quá ít, máy bay chỉ hoạt động ở tuyến sau và thực hiện số phi vụ xuất kích một cách khá hạn chế cho nên không thấy có báo cáo nào về tổn thất đối với dòng trực thăng vận tải hình thù kỳ dị này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo