Quốc tế

Trung Quốc đến giải cứu Venezuela bất chấp lệnh phong tỏa từ Mỹ

Một nhà thầu Trung Quốc vừa đồng ý xây dựng mạng lưới tinh chế dầu tại Venezuela để giảm bớt tình trạng thiếu nhiên liệu tại quốc gia này, đồng thời có khả năng làm phức tạp hơn mối căng thẳng khi chính quyền Trump đang gia tăng áp lực ở quốc gia giàu dầu mỏ.

Kinh hãi sức mạnh của pháo tự hành Nga khi "khè lửa" / Mỹ biến máy bay chiến đấu F-35 thành "mắt thần trên không"

Một nhà máy lọc dầu bỏ hoang tại Venezuela

Một nhà máy lọc dầu bỏ hoang tại Venezuela.

Tập đoàn dịch vụ xây dựng Wison (Wison Engineering Services), một công ty xây dựng và kỹ thuật hóa học có trụ sở tại Thượng Hải đang dựa trên chương trình “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc để mở rộng ra nước ngoài, vào tháng trước đã đồng ý sửa chữa các nhà máy lọc dầu chính của Venezuela nhằm đổi lấy các sản phẩm dầu bao gồm cả dầu diesel, theo những người tham gia thỏa thuận.

Các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ nhằm cô lập Venezuela đã góp phần vào quyết định hồi sinh ngành công nghiệp lọc dầu trong nước tại quốc gia này, ngành vốn dĩ bị tê liệt nhiều năm bởi quản lý sai và đầu tư kém.

Thỏa thuận này phản ánh một phần các thỏa thuận hợp tác giữa nhà sản xuất OPEC với các công ty dầu mỏ của Nga và Trung Quốc, theo đó các khoản thanh toán sẽ được trả bằng dầu thô của công ty dầu khí quốc gia Venezuela.

Đợt sửa chữa dự kiến ​​sẽ kéo dài sáu tháng đến một năm, theo thỏa thuận. Chính quyền Nicolas Maduro trước đó đã gặp khó khăn trong việc điều hướng kinh tế khi bị Mỹ phong tỏa, ngay cả trước khi Mỹ tuyên bố một đợt bổ sung cấm vận vào ngày 5 tháng 8 vừa rồi. Tháng trước, Petroleos de Venezuela SA, công ty dầu mỏ do nhà nước kiểm soát đã phải nhập khẩu xăng của Nga qua Malta để giảm bớt tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, một tuyến đường chậm và tốn kém đến quốc gia vùng Caribbean này.

Nguồn cung không thường xuyên

 

Nguồn cung cấp nhiên liệu bất thường đã làm tê liệt khả năng di chuyển ở Venezuela, nơi tình trạng thiếu lương thực và thực phẩm y tế cơ bản đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe và dẫn đến một trong những cuộc di cư lớn nhất trong thời gian gần đây.

Chính quyền Trump đã hy vọng sẽ nhanh chóng ép tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực vào đầu năm nay, và đã chỉ trích Trung Quốc và Nga vì ủng hộ những gì mà Hoa Kỳ coi là “một chế độ bất công và đàn áp”.

Theo báo cáo thường niên, trước đó, công ty Trung Quốc - Wison Engineering Services cũng đã dành được một hợp đồng từ năm 2012 để đại tu nhà máy lọc dầu Puerto la Cruz tại Venezuela, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa hoàn thành. Đồng thời, doanh thu của Wison từ Venezuela đã giảm 72% trong năm ngoái khi cuộc khủng hoảng kinh tế tại quốc gia này ngày càng sâu sắc.

Trung Quốc và Nga có chung lợi ích trong việc ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của ngành công nghiệp dầu lửa Venezuela vì đây là cách duy nhất để thu hồi hàng chục tỷ đô la cho các khoản vay và đầu tư mà họ đã thực hiện trong thập kỷ qua. Thỏa thuận của Tập đoàn Wison, cũng nhấn mạnh việc quốc gia châu Á thiếu dầu này vẫn đang cam kết với Venezuela như một địa điểm chiến lược cho đầu tư nước ngoài.

Phong tỏa kinh tế

 

Việc khôi phục sản xuất nhiên liệu, nếu đủ nhanh, sẽ làm suy yếu sự phong tỏa kinh tế của Mỹ và đưa Tổng thống Maduro vào vị thế mạnh mẽ hơn khi các cuộc đàm phán với phe đối lập hiện tại kéo dài mà không có tiến triển rõ rệt.

Ngành công nghiệp tinh chế dầu của Venezuela, từng là nhà cung cấp lớn cho Mỹ với công suất 1,3 triệu thùng mỗi ngày, đã bị suy giảm dần do trộm cắp, bảo trì không đầy đủ và chảy máu chất xám, và đã bị một loạt các sự cố mất điện lớn trong năm nay. Trong những năm gần đây, Venezuela thậm chí còn không thể đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu trong nước, với khoảng 250.000 thùng mỗi ngày.

Mỹ cho đến nay đã tránh không sử dụng quân đội để can thiệp vào Venezuela và thay vào đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào ngành công nghiệp dầu mỏ và các thành viên chủ chốt của chính phủ và quân đội nước này.

Theo Thùy Dung/Dân Trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm