Israel quá phí phạm khi dùng UAV cảm tử Harop để tiêu diệt Pantsir-S1 Syria?
Tàu ngầm hạt nhân Suffren niềm hy vọng của Hải quân Pháp / “Gia đình” Su-30 có thành viên mới, sẽ là lựa chọn của Việt Nam?
Lực lượng không quân Israel đã phá hủy thành công ít nhất 3 tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria trong các trận không kích. Chiến công thuộc về máy bay không người lái cảm tử Harop do Tập đoàn công nghiệp hàng không Israel - IAI chế tạo.
Vụ oanh kích trên đã thu về kết quả rất ấn tượng, khi lần đầu tiên một hệ thống vũ khí tối tân có năng lực tác chiến rất mạnh như Pantsir-S1 bị phá hủy.
Nhưng đi kèm với đó thì Israel cũng bị mất một chiếc UVS Harop đã thực hiện cú bổ nhào hy sinh, 3 triệu USD của họ đã tan thành mây khói.
Điều này đã dẫn tới câu hỏi phải chăng Israel đang quá phí phạm và họ có thể giảm thiểu chi phí bằng cách sử dụng UAV tấn công thông thường như cách mà Mỹ đang áp dụng.
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.
Một quả tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire phóng đi từ chiêc MQ-1 Predator hay MQ-9 Reaper chỉ có giá vài chục ngàn USD, rẻ hơn rất nhiều so với việc buộc chiếc Harop nổ tung để tiêu diệt đối phương.
Tuy nhiên Israel cũng có lý do riêng của họ, Quốc gia Do Thái này vẫn trung thành với phương thức sử dụng UAV trinh sát kiêm "tự sát", từ biến thể ban đầu mang tên Harpy cho tới loại Harop ngày nay.
Để hiểu về chiến thuật sử dụng vũ khí của Israel cần phải xét đến khía cạnh khác đó là một chiếc UAV như Predator có kích thước khá lớn, gần tương đương với tiêm kích MiG-21.
Thiết kế như trên giúp nó mang đủ lượng nhiên liệu để hoạt động trong thời gian cả chục tiếng đồng hồ trên bầu trời cũng như mang vác được khối lượng vũ khí đáng kể.
Máy bay không người lái cảm tử Harop của Israel. Tập đoàn IAI.
Trong khi đó một chiếc UAV kiểu như Harop lại có kích thước rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn một quả tên lửa chống tăng thông thường một chút.
Harop có diện tích phản xạ radar rất thấp, giúp cho có thể luồn lách xâm nhập sâu vào trong khu vực phòng không đối phương bố trí dày đặc mà không bị phát hiện, đây là điều mà MQ-1/9 không làm nổi.
Khi làm nhiệm vụ, chiếc Harop nhờ trang bị bộ thu sóng radar thụ động đã bí mật lần theo tổ hợp Pantsir-S1 mà không bị phát hiện và lượn lờ trên không chờ nó bắn hết đạn mới tung đòn hủy diệt.
Giả sử thay thế chiếc Harop bằng loại MQ-9 Reaper của Mỹ thì gần như chắc chắn chiếc UAV tấn công cỡ lớn trên sẽ bị radar đối phương phát hiện và tiêu diệt nhanh chóng.
Ngoài ra điều động một chiếc UAV có kích thước nhỏ gọn đi làm nhiệm vụ trinh sát cũng yêu cầu ít kinh phí hoạt động hơn, dẫn tới có thể trang bị với số lượng lớn.
Với cách thức tiến hành chiến dịch quân sự của Israel, phải khẳng định một lần nữa là những phương tiện như UAV cảm tử Harop rất phù hợp với chiến thuật của họ và không hề phí phạm một chút nào, kể cả phải sử dụng cho đòn "tự sát".
End of content
Không có tin nào tiếp theo