Trung Quốc mất dần bạn bè tại Washington
Mỹ, Canada nhất trí dỡ bỏ thuế quan đánh vào nhôm, thép / Tướng Iran cảnh báo hậu quả nếu xảy ra chiến tranh với Mỹ
Quan hệ tốt hơn với Trung Quốc từng nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Washington.
Bắt đầu với chuyến thăm lịch sử của cựu Tổng thống Richard Nixon tới Bắc Kinh vào năm 1972, các chính quyền sau đó - cả Dân chủ lẫn Cộng hòa - đều tìm cách cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.
Cựu Tổng thống Dân chủ Jimmy Carter đã chính thức công nhận quan hệ với Trung Quốc, và cựu Tổng thống Dân chủ George H.W. Bush đã duy trì đối thoại với các lãnh đạo Trung Quốc sau những năm sau sự kiện Thiên An Môn, và cựu Tổng thống Dân chủ Bill Clinton ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Lưỡng đảng ủng hộ ông Trump cứng rắn với Trung Quốc
Cảm giác ổn định và đáng tin cậy đó đã bắt đầu thay đổi trong thời kỳ của Tổng thống Donald Trump. Tuần này, ông đã gia tăng cuộc tấn công nhằm vào tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei, trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng với Bắc Kinh đang gây các khó khăn kinh tế cho cả hai bên.
Nhưng mặc dù có nhiều vấn đề mà ông Trump gây tranh cãi, không chỉ với các thành viên trong chỉnh đảng Cộng hòa mà cả đảng Dân chủ, thì vấn đề này lại không phải như vậy. Sự đồng thuận lưỡng đảng chống lại Bắc Kinh đã tăng lên trong những tháng gần đây, với việc một số nghị sĩ đối lập tại Washington thậm chí còn kêu gọi ông Trump có cách tiếp cận cứng rắn hơn.
Hãng tin CNN dẫn lời ông Patrick Lozada, giám đốc về Trung Quốc tại công ty cố vấn chiến lược Albright Stonebridge Group (ASG) tại Washington, cho rằng có một sự cứng rắn rộng lớn hơn trên chính trường Mỹ nhằm vào Trung Quốc. “Vấn đề từ sự đồng thuận này là trong bối cảnh không có sự lập luận phản biện đáng tin cậy, sự thật thực tế đôi khi có thể bị bỏ qua khi mọi người đua nhau để xem ai diều hâu hơn” (với Trung Quốc).
Khi ông Trump công bố các biện pháp thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc hồi năm ngoái, thậm chí còn có những phàn nàn từ chính các thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ rằng ông đã chưa hành động đủ mạnh.
“Mỹ phản có hành động mạnh mẽ, linh hoạt và chiến lược chống lại các chính sách thương mại rất không công bằng của Mỹ”, Hạ nghị sĩ Mỹ Nancy Pelosi nói khi đó. “Nhưng tuyên bố hôm nay chỉ là sự khởi đầu, và chính quyền Trump phải hành động nhiều hơn nữa vì các nhà sản xuất và người lao động Mỹ”.
Thậm chí ngày nay, khi việc mở rộng các biện pháp thuế quan đã bắt đầu tác động tới các nhà sản xuất và người tiêu dùng tại Mỹ, ban lãnh đạo đảng Dân chủ vẫn không chỉ trích ông Trump về vấn đề này.
“Chúng ta không nên chỉ có một cuộc chiến đa mặt trận nhằm vào thuế quan”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer nói. “Tôi tập trung vào mọi vấn đề về Trung Quốc. Chúng ta cần kêu gọi châu Âu, Canada và Mexico đứng về phía chúng ta và tập trung vào Trung Quốc. Đó đều là một mối đe dọa lớn”.
Về phía ông Trump, những tiếng nói chỉ trích thỏa thuận của ông đã bị lấn át bởi các thành viên Cộng hòa vốn đang muốn có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nhưng nhiều người lại tìm cách ngăn cản ông mở rộng thuế quan với các đồng minh châu Âu.
Thượng nghị sĩ John Barrasso nói Tổng thống Trump đã đúng khi nhắm vào Trung Quốc và ông ủng hộ những gì nhà lãnh đạo Mỹ đang làm.
Richard Hass, Chủ tịch Hội đồng đối ngoại, một tổ chức nghiên cứu ở New York, hồi tháng 2 nói rằng khó có thể tìm thấy một sự đồng thuận nào khác trong chính sách ngoại giao của Mỹ lại diễn ra nhanh và sâu rộng như sự đồng thuận về Trung Quốc.
“Mọi người ngày càng lo ngại về các biện pháp thương mại của Trung Quốc và sự đánh cắp thương mại. Nhưng điều đó cũng phản ánh những gì đang xảy ra tại Trung Quốc: sự đối xử với người Duy Ngô Nhĩ, việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo và cả những lo ngại chiến lược ở Biển Đông và những gì Trung Quốc đã làm ở đó”, ông Hass nói.
Nhà phân tích Lozada nói thêm, Trung Quốc đã không nắm bắt được sự thay đổi trong nền chính trị Mỹ và những lo ngại ngày càng gia tăng về tốc độ cải cách tại Trung Quốc. Khi Tổng thống Trump nhậm chức, họ chỉ coi ông ấy là một doanh nhân mà không xem xét nghiêm túc các bình luận của ông ấy về thương mại trong chiến dịch tranh cử và sự hoài nghi ngày càng tăng về vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu ở mọi cấp độ”.
Nguy cơ bất đồng ngày càng lớn
Giới chuyên gia cũng cảnh báo về sự bất đồng ngày càng lớn giữa hai cường quốc thế giới. Họ nói rằng khả năng quan hệ Trung - Mỹ đạt tới ngưỡng nguy hiểm và biến thành một cuộc xung đột quy mô rộng là khá thấp, nhưng có thật. Các lãnh đạo quân đội Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và với Đài Loan, trong bối cảnh Washington tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực, điều mà Bắc Kinh xem là sự khiêu khích.
Đài Loan đã tìm cách mua các vũ khí của Mỹ và vận động để có sự ủng hộ lớn hơn từ Washington. Sự tồn tại ngày nay của hòn đảo luôn được đảm bảo ở một mức độ nào đó dựa vào niềm tin rằng Mỹ có thể hỗ trợ trong trường hợp xung đột quân sự với Bắc Kinh xảy ra.
Và mặc dù mối quan hệ giữa hai nước ít có khả năng xấu đi tới mức độ thành xung đột thực sự nhưng có một nguy cơ là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang hình thành, khi đó các quốc gia khác buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo