Quốc tế

Trung Quốc phát triển kit xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ

Hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc đang tập trung phát triển bộ dụng cụ phát hiện bệnh đậu mùa khỉ và một số trong đó đã được cấp chứng nhận CE.

Hệ thống y tế Nhật Bản quá tải khi số ca bệnh COVID-19 nặng tăng đột biến / Chuyên gia Nga cảnh báo COVID-19 có thể trở thành bệnh theo mùa, không kết thúc

Thời gian gần đây, nhiều trường hợp đậu mùa khỉ đã được báo cáo trên thế giới. Nhiều công ty ở Bắc Kinh đã phát triển được bộ dụng cụ xét nghiệm PCR giúp phát hiện nhanh các trường hợp nhiễm virus gây ra căn bệnh này.

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Tờ Nhật báo Bắc Kinh cho biết, các công ty như Hotgen Biotech, XABT, BGI, Wantai BioPharm, Kinghawk Pharmaceutical đã phát triển và hoàn thiện bộ dụng cụ xét nghiệm virus đậu mùa khỉ theo phương pháp PCR huỳnh quang. Nguyên lý của bộ kit test này tương tự như bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19, công nghệ tương đối hoàn thiện, có độ nhạy cao và có thể cho kết quả nhanh.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến 25/5, đã có ít nhất 7 công ty niêm yết của nước này được cấp nhãn hiệu CE cho sản phẩm kit xét nghiệm đậu mùa khỉ. Trong số đó, Jiangsu Bioperfectus Technologies cho biết, đã nhận được các đơn đặt hàng khẩn cấp từ nhiều quốc gia và gần 100.000 bộ kit sẽ được gửi đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sansure Biotech ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, cũng cho biết đã nhận được hàng chục yêu cầu mỗi ngày từ nước ngoài, như Tây Ban Nha, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Nam Phi.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, đến nay, 19 quốc gia đã báo cáo có bệnh đậu khỉ, với hơn 100 ca bệnh được xác nhận và nghi ngờ, chủ yếu ở châu Âu.

Hiện chưa có trường hợp nào mắc căn bệnh này được báo cáo ở Trung Quốc. Các chuyên gia về kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nước này đã đề xuất ngay lập tức tiến hành việc phổ biến kiến ​​thức về bệnh đậu mùa khỉ cho người dân. Họ cũng cho biết, vaccine đậu mùa có hiệu quả 85% đối với virus đậu mùa khỉ, vì vậy có thể đóng vai trò phòng ngừa dịch bệnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm