Trung Quốc: Xe điện đã rẻ hơn xe xăng
Top 5 xe SUV có động cơ bền bỉ nhất / Loạt ôtô ngân hàng thanh lý giá siêu rẻ, bỏ ra 50 triệu là có thể sở hữu 1 chiếc
Châu Âu và Mỹ ‘tụt hậu’
Theo báo cáo Affordable EVs and Mass Adoption: The Industry Challenge (Tạm dịch: Xe điện giá phải chăng và phổ cập: Thách thức của ngành) của công ty chuyên cung cấp dữ liệu ô tô toàn cầu JATO Dynamics, ngày nay, các OEM (sản xuất thiết bị gốc cho các hãng) trên toàn cầu đang điều chỉnh lại mô hình kinh doanh của họ, chuyển hướng đầu tư sang phát triển và sản xuất các loại xe điện, thay vì các dòng xe ICE (động cơ đốt trong - còn gọi chung là xe xăng) truyền thống. Nhờ những nỗ lực của các OEM này, cũng như hỗ trợ từ các chính phủ, ngành xe điện ngày càng phát triển và nhiều người đã coi xe điện là lựa chọn ưu tiên khi có dự định mua một chiếc xe mới.
>> Xem thêm: Toyota Innova 2023 chốt lịch ra mắt tại Việt Nam, có phiên bản hybrid
Song, mặc dù giá xe điện một số thị trường, tiêu biểu là Trung Quốc, đã tương đối phải chăng so với xe xăng, thì ở nhiều nơi trên thế giới, xe điện vẫn đang đắt hơn đáng kể so với xe xăng. Báo cáo dẫn chứng, thị trường Mỹ và châu Âu vẫn đang tụt hậu so với Trung Quốc về giá xe điện, khi giá xe điện ở những thị trường này vẫn cao hơn đáng kể so với dòng xe xăng cùng phân khúc.
>> Xem thêm: Mazda Việt Nam ưu đãi 100% lệ phí trước bạ cho 7 mẫu xe
Xe điện trung bình vẫn đắt hơn rất nhiều so với xe chạy xăng trung bình ở châu Âu (đắt hơn 27%) và ở Mỹ (đắt hơn 43%). Câu chuyện hoàn toàn ngược lại ở Trung Quốc, nơi EV đã rẻ hơn so với xe chạy bằng ICE ở mức ấn tượng, là 33%.
>> Xem thêm: Top 10 ôtô bán chạy nhất tại Việt Nam tháng 3/2023: Mitsubishi Xpander chiêm ngôi đầu
Trung Quốc đã thành công tuyệt đối so với châu Âu và Mỹ trong việc giảm giá ô tô điện ở các dòng xe nhỏ. Giá xe điện đô thị trung bình đã giảm từ 29.798 USD xuống mức 10.090 USD từ năm 2015 đến 2022, khiến chúng có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng hơn.
>> Xem thêm: Thị trường Việt Nam sắp có thêm loạt ô tô gầm cao mới
Trái ngược, ở châu Âu, giá xe điện nhỏ tăng 15% lên 28.205 USD trong cùng thời kỳ, đắt hơn rất nhiều so với ô tô chạy bằng xăng có giá bán lẻ trung bình khoảng 17.455 USD.
>> Xem thêm: Có cần mua bảo hiểm cho riêng pin xe điện?
Với các mẫu SUV, tình hình ở châu Âu và Mỹ có khả quan hơn, khi trong vòng 6 năm, giá đã giảm gần một nửa từ 109.056 USD xuống 57.225 USD ở châu Âu và từ 99.464 USD xuống 53.804 USD ở Mỹ. Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng con số này vẫn cao hơn so với giá trung bình của một chiếc SUV chạy xăng, hiện là 44.191 USD ở châu Âu và 43.335 USD ở Mỹ.
Tại Trung Quốc, một chiếc SUV điện trung bình không những có giá thấp hơn đáng kể so với trước, mà còn rẻ hơn 5% so với những chiếc SUV chạy xăng ở cùng phân khúc. Mặt khác, mẫu mã xe điện có mặt tại Trung Quốc cũng cực kỳ đa dạng, lên tới 180 mẫu (so với 396 mẫu xe xăng), chưa bao gồm các mẫu không được nhập khẩu chính ngạch.
Là thị trường dẫn đầu về khả năng chi trả cho ô tô điện và thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới, thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực này xuất phát từ nhiều lợi thế.
Những lợi thế ‘trời cho’ và nỗ lực thúc đẩy của Chính phủ Trung Quốc
Theo phân tích của Công ty tư vấn PTolemus, những lý do rõ ràng nhất khiến giá xe điện ở Trung Quốc thấp hơn là ưu đãi của chính phủ ở Trung Quốc (1), sự cạnh tranh của các OEM làm giảm giá (2), chi phí sản xuất thấp hơn (3), và sự khác biệt trong sở thích tiêu dùng (4) (ví dụ, người tiêu dùng phương Tây có xu hướng ưu tiên các tính năng sang trọng và cao cấp trên xe của họ, điều này có thể đẩy giá xe lên cao).
Ngoài ra, một lý do lớn thường bị bỏ qua, là sự kiểm soát của Trung Quốc đối với nguyên liệu thô để sản xuất pin xe điện.
Chi phí pin chiếm khoảng 10-25% tổng chi phí sản xuất xe. Trong khi đó, Trung Quốc sở hữu các mỏ Lithium và Cobalt lớn nhất, khiến quốc gia này trở thành nhà cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho pin. Năm 2018, 62% sản lượng than chì toàn cầu, được sử dụng làm cực dương trong pin, tập trung ở Trung Quốc.
Pin trong một nhà máy ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Việc kiểm soát một phần lớn nguồn cung các vật liệu này đã mang lại cho Trung Quốc lợi thế cạnh tranh trong ngành xe điện, giúp họ sản xuất xe điện dễ dàng và rẻ hơn, qua đó mở rộng thị phần của họ.
Mặt khác, trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất pin, các công ty châu Á cũng đang chiếm ưu thế. Ngày nay, 60-65% hệ thống sản xuất và lắp ráp pin xe điện toàn cầu do các công ty châu Á kiểm soát. Các công ty sản xuất pin lớn nhất, LG và Samsung SDI, có trụ sở tại Hàn Quốc. Ngày nay, Tesla là OEM duy nhất trong chuỗi giá trị EV cạnh tranh với những gã khổng lồ châu Á. CATL, một công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc, cũng nằm trong top 5 và đang mở rộng quy mô nhanh chóng.
Năm 2022, CATL xây dựng cơ sở sản xuất pin ở nước ngoài đầu tiên tại Đức. Cơ sở này dự kiến sẽ đạt công suất 14GWh/năm. Với 1,8 tỷ USD đầu tư, điểm đến tiếp theo của CATL tại châu Âu sẽ là Hungary, các OEM châu Âu và Mỹ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào công ty này. Rõ ràng, đây là một trong những lý do chính khác khiến giá xe điện ở Trung Quốc thấp hơn so với các nền kinh tế phương Tây.
Giá xe vốn đã rẻ hơn so với các nước, người mua xe điện ở Trung Quốc còn được Chính phủ trợ giá thêm. Xe ô tô thuần điện có phạm vi chạy (quãng đường đi được sau 1 lần sạc đầy) trên 400km sẽ được trợ giá 3.600 USD, từ 250 – 400km được nhận 2.600 USD, dưới 250km không được trợ giá. Trung Quốc cũng miễn thuế tiêu thụ khi mua ô tô điện chạy bằng pin, đồng thời giảm một nửa lệ phí trước bạ đối với loại xe này.
Trung Quốc cũng ủng hộ các nhà sản xuất bằng cách tăng chi tiêu công cho xe điện, chiếm 50% tổng giá trị phương tiện mua mới của Chính phủ trong giai đoạn 2016 - 2021. Bên cạnh đó, quy định yêu cầu gần như tất cả các nhà máy sản xuất xe bắt buộc phải có năng lực sản xuất xe điện.
Đặc biệt, Trung Quốc đã hỗ trợ rất lớn cho ngành xe điện về mặt hạ tầng. Trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu xây dựng hơn 700.000 trạm sạc (trong đó có 60.000 trạm sạc công cộng có thu phí). Hơn 120.000 trạm sạc điện tại Trung Quốc vào năm 2020 là do Chính phủ tài trợ và đặt ra các yêu cầu kỹ thuật.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc cũng đang có kế hoạch hạn chế sự phụ thuộc của ngành này vào các ưu đãi, nhưng sẽ giảm chậm để không ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo