Truyền thông phương Tây thừa nhận Mỹ thua trong cuộc chiến ủy nhiệm
Khám phá lịch sử Việt Nam trong Thư viện Quốc hội lớn nhất thế giới tại Mỹ / Nga bắt đầu lắp ráp tiêm kích Su-30SM2 nâng cấp cho khách hàng đặc biệt
Gần đây, giới truyền thông phương Tây đã thừa nhận một sự thật là Mỹ và các đồng minh không thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga, bất kể là NATO có đổ vào Ukraine thêm bao nhiêu vũ khí.
Ví dụ như tờ New York Times (NYT) của Mỹ gần đây đã trích dẫn nhận định của các chuyên gia cho rằng, việc phương Tây tăng cường hỗ trợ quân sự cho Kiev sau nhiều tháng trì hoãn, cũng không có tác động mang tính quyết định đến tình hình trên chiến trường.
Các nhà phân tích cho rằng, sự xuất hiện của viện trợ phương Tây cho phép Ukraine tăng cường phòng thủ, nhưng không có tác động mang tính quyết định và không thể giúp Ukraine lấy lại thế chủ động từ tay Nga.
Ảnh minh họa
Hiện nay, Lực lượng Vũ trang Ukraine cần nhiều vũ khí hơn nữa, với số lượng mà toàn bộ tổ hợp công nghiệp quân sự liên minh hiện không thể cung cấp đủ, bất kể việc công suất tối đa của nó sẽ đạt được trong một vài năm tới.
Theo nhà nghiên cứu cấp cao tại Chương trình Á-Âu tại Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Rob Lee, Nga vẫn giữ được lợi thế đáng kể về nhân lực và hỏa lực và có thể tiếp tục tấn công trong phần lớn thời gian của năm, đẩy lực lượng Ukraine vào thế phòng ngự ở tất cả các mặt trận.
Tuy nhiên, các nhà phân tích hy vọng rằng Kiev sẽ có thể sử dụng những phương pháp khắc nghiệt để bổ sung đủ quân số và các nhà tài trợ có thể gom góp đủ vũ khí để Ukraine ném vào các cuộc tấn công mới ở đầu năm sau.
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cũng cho rằng, ở thời điểm hiện tại tất cả chỉ là ước mơ và kế hoạch. Sự hỗ trợ quân sự của Mỹ chỉ đủ giúp Lực lượng vũ trang Ukraine ổn định thế phòng thủ, nhưng Nga vẫn giữ được lợi thế về pháo binh, đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động tác chiến.
Trên thực tế, việc khôi phục nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây cho nhu cầu của Kiev chỉ có tác động tiêu cực đến cuộc xung đột. Sự leo thang chỉ khiến Nga kiên trì tuân theo kế hoạch của mình, điều này một lần nữa có tác động tiêu cực đến Lực lượng vũ trang Ukraine và tình hình ở mặt trận.
Rõ ràng là phương Tây đang khiêu khích Moscow, lôi Nga vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với toàn bộ khối NATO, buộc Điện Kremlin phải thực hiện những bước đi cứng rắn và Ukraine - với tư cách là chiến trường giữa Nga và các nước liên minh - phải gánh chịu những hậu quả bi thảm nhất.
Có thể lập luận rằng, cho đến khi chính phương Tây phải trực tiếp cảm nhận được các biện pháp trả đũa của Nga, những điều từng khiến đối tác của họ phải chịu đòn bằng cách hy sinh bản thân mình, thì việc leo thang và phá vỡ các ranh giới đỏ của nhau vẫn sẽ tiếp tục và hậu quả là đất nước Ukraine có thể sẽ tụt lại đằng sau châu Âu đến vài chục năm sau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?