Quốc tế

Từ thương vụ S-400: "Màn kèo" Mỹ - Thổ vẫn chưa thể hạ nhiệt

Các căng thẳng giữa Mỹ và Thổ từ thương vụ vũ khí S-400 của Nga vẫn tiếp tục trong bối cảnh hiện tại.

Belarus từ chối mua tên lửa S-400 Triumf Nga, chỉ muốn nhận miễn phí / Belarus muốn mượn thay vì mua S-400

Mâu thuẫn từ việc Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết mua hệ thống S-400 của Nga

"Mỹ đã đề nghị bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara hứa sẽ không sử dụng hệ thống phòng thủ S-400 của Nga", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói về lập trường quan điểm của Washington.

Từ thương vụ S-400: "Màn kèo" Mỹ - Thổ vẫn chưa thể hạ nhiệt - Ảnh 1.

Tổng thống Erdogan. Ảnh:reuters

Theo Reuters, hai quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã nói trên hãng Reuters rằng Ankara đánh giá cao đề nghị của Mỹ tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thay đổi kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga và cho biết sẽ đưa loại vũ khí này vào hoạt động trong tháng sau.

Tại Washington, Lầu Năm Góc cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên tiếng sẽ không thay đổi lập trường về vấn đề này, bao gồm việc Ankara không tiếp nhận đề nghị của Mỹ trừ khi nước này phải trả lại hệ thống phòng thủ S-400.

Các đồng minh NATO, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ tồn tại nhiều căng thẳng về việc Ankara quyết định mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga vào năm ngoái. Washington cho rằng hệ thống S-400 không hề tương thích với hệ thống phòng thủ của liên minh.

Sau cuộc chiến dữ dội ở vùng tây bắc Syria, Idlib năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Washington triển khai tên lửa Patriot dọc biên giới Syria nhằm hỗ trợ bảo vệ, tuy nhiên Mỹ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không thể sở hữu cả hai hệ thống tên lửa S-400s của Nga và Patriots của Mỹ cùng lúc.

Nói với báo chí trong chuyến bay trở về từ Brussels, Tổng thống Erdogan cho biết, Ankara đã yêu cầu Washington triển khai hệ thống tên lửa Patriot đến Thổ Nhĩ Kỳ và rằng họ sẵn sàng mua các hệ thống từ Mỹ.

 

"Chúng tôi đưa đề nghị mua tên lửa Patriot từ Mỹ. Nếu Washington cung cấp Patriot cho chúng tôi thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua nó. Mỹ có đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ không đưa S-400 vào hoạt động", Tổng thống Erdogan nói thêm.

Các trao đổi qua lại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ nhằm mua hệ thống tên lửa Patriot đã sụp đổ xung quanh một loạt vấn đề từ hệ thống phòng thủ S-400 cho đến các bất mãn từ các điều khoản Washington yêu cầu về phía Ankara phải thực hiện. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này sẽ chỉ đồng ý yêu cầu từ phía Mỹ nếu Washintgon chịu chuyển giao công nghệ và các điều khoản sản xuất chung.

Trong khi quan hệ giữa Ankara và Washington căng thẳng thì Mỹ đã hỗ trợ các đồng minh trong cuộc chiến ngăn chặn các động thái của chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn tại Idlib.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết vào ngày 10/2 rằng, Ankara phải làm rõ lập trường về hệ thống S-400 trong mối liên hệ an ninh trước tiên.

Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Syria James Jeffrey và Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ David Satterfield đã nói với báo chí tại cuộc họp điện đàm từ Brussels rằng Washington đang thảo luận với NATO những gì họ có thể trong bối cảnh hiện tại.

 

Các quan chức cho biết, đại diện đặc biệt của Mỹ tại Syria James Jeffrey cũng nói rằng họ đã cân nhắc phản ứng có thể xảy ra nếu Nga và chính phủ Syria vẫn không tuân thủ các lệnh ngừng bắn tại Idlib.

Đại diện đặc biệt của Mỹ tại Syria James Jeffrey gợi ý rằng, các quốc gia khác của NATO có thể cung cấp hỗ trợ quân sự để giúp Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông James Jeffrey đã bác bỏ việc gửi lực lượng trên thực địa và cho biết vẫn cần thiết phải có giải pháp cho vấn đề S-400 ảnh hưởng đến an ninh liên minh.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh rằng họ và phe đối lập vẫn có thể kiểm soát tốt trên thực địa. Vấn đề này là tình hình không lực và những gì chúng ta cần phải xem xét", ông Jeffrey nói thêm.

Washington không tin tưởng rằng Nga và Syria có hứng thú với lệnh ngừng bắn hiện tại ở Idlib.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã nằm ngoài chiến thắng quân sự ở Syria và mục tiêu của Mỹ là gây khó khăn cho họ để làm điều đó. Mục tiêu này khiến Ankara nghĩ lại. Nếu họ lờ đi các cảnh báo và chuẩn bị và hành động, sau đó chúng tôi sẽ có phản ứng nhanh như có thể cùng với các tham vấn từ liên minh NATO và các đồng minh châu Âu về các gói trừng phạt và các phản ứng khác liên quan.

 

Lập trường không thay đổi

Theo hãng Reuters, Tổng thống Erdogan thường xuyên đề cập đến việc mua hệ thống phòng thủ S-400 bao gồm thông tin thỏa thuận hoàn tất hay nói rằng Ankara sẽ không trả lại hệ thống này cho Nga. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lập trường của nước này không hề thay đổi.

"Mỹ một lần nữa lại thỉnh cầu hệ thống tên lửa Patriot với Thổ Nhĩ Kỳ. Lập trường cứng rắn của Mỹ trước đó đã không còn nữa. Hiện tại Washington đang tiếp cận Thổ Nhĩ Kỳ một cách đồng cảm hơn", một quan chức cấp cao cho biết.

"Điều kiện cốt lõi là hệ thống phòng thủ S-400 chưa thể kích hoạt hoặc theo cách khác họ chưa mở hộp. Lời đề nghị của Mỹ có thể Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc nhưng Ankara sẽ không thay đổi lập trường về hệ thống S-400", quan chức này nói trong điều kiện giấu tên cho biết.

Một quan chức Thỗ Nhĩ Kỳ khác nói trên hãng Reuters rằng các lời đề nghị gần đây của Washington cũng liên quan đến việc thỉnh cầu Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ tham gia với tư cách là nhà sản xuất phụ tùng máy bay và khách hàng của máy bay phản lực. Sau khi Ankara mua hệ thống S-400 thì Washington đã không cho phép nước này tham gia các chương trình vũ khí và lên tiếng sẽ tăng cường các trừng phạt.

 

"Mỹ đã đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa Patriot và cả F-35. Các hệ thống phòng thủ trên không có thể được mua nhưng các điều kiện của Ankara là rõ ràng: yêu cầu các điều khoản chuyển giao bí quyết và tham gia sản xuất chung", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói trong điều kiện giấu tên cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng nói rằng họ có kế hoạch sẽ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga vào hoạt động trong tháng Tư. Mỹ đã có cảnh báo động thái này sẽ khiến Washington gia tăng trừng phạt với Ankara.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm