Quốc tế

Mỹ 'bơm' thêm tiền khắc chế S-400

Bộ Tư lệnh Không quân Hải quân Mỹ (NAVAIR) quyết định chi thêm tiền để đẩy nhanh việc phát triển JSOW ER- loại vũ khí có thể khắc chế được S-400.

Ankara tuyên bố sẽ dùng S-400 đối đầu với Syria / Nhân cơ hội, Mỹ sẽ triển khai PAC-3 SME để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ hủy bỏ S-400

Quyết định trên được NAVAIR đưa ra sau khi đánh giá về tiến độ phát triển và hoàn thiện JSOW ER không đạt yêu cầu đề ra.

Theo kế hoạch trước đó, đến đầu năm 2021, chiến đấu cơ Mỹ sẽ chính thức được trang bị JSOW ER. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào tiến độ phát triển vũ khí này hiện nay, mốc thời gian này sẽ bị lùi lại đáng kể.

My bom them tien khac che S-400
Tiêm kích F-35 và hệ thống S-400.

Vì vậy, NAVAIR đã quyết định bơm thêm số tiền gần 1 tỷ USD để đẩy nhanh quá trình thủ nghiệm và hoàn thiện khả năng chiến đấu của JSOW ER. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, JSOW-ER sẽ chính thức được trang bị cho tiêm kích F-35 Mỹ vào năm 2021.

Hiện phần lớn thông tin về loại vũ khí này vẫn được bảo mật nhưng Mỹ khẳng định, với tính năng tàng hình, trọng lượng 450 và có thể bay lượng trên không với quãng đường tối đa lên tới 560km, JSOW ER hoàn toàn có thể phát động tấn công từ ngoài tầm với và hạ gục những hệ thống phòng không như S-400.

Việc Mỹ đầu tư vào phát triển JSOW ER được giới chuyên gia cho rằng có liên quan đến phiên bản trước đó là AGM-154 JSOW không dủ mạnh để có thể đối phó được những hệ thống S-300/400 do Nga phát triển.

Ông Konstantin Makienko, Phó giám đốc Cục Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho rằng, chỉ cần "vệ sĩ" Pantsir-S1 đi kèm S-400, tên lửa AGM-154 JSOW dù được triển khai trên bất kỳ máy bay nào của Mỹ vẫn không thể tung ra đòn tấn công nếu không muốn nói chúng có thể bị bắn hạ từ khi chưa kịp phát hiện ra S-400.

"Trong phạm vi bán kính 20km và độ cao 16km, sẽ không có máy bay hay phương tiện khí động học nào có thể đến gần địa điểm S-400 đang trực chiến. Bởi trong phạm vi chiến đấu đó, tổ hợp Pantsir-S1 có khả năng đánh bại tất cả các phương tiện không kích hiện tại và tương lai.

 

Pantsir-S1 được thiết kế sử dụng để bảo vệ cho các cụm khu công nghiệp, trung tâm hành chính, căn cứ quân sự và các cơ sở xã hội, cũng như tạo ra một tấm "khiên chắn" cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và S-400", ông Konstantin Makienko nhận định.

Được biết, mỗi trung đoàn S-400, Nga biên chế 2 hệ thống Pantsir-S1 làm nhiệm vụ bảo vệ. Và với cách bố trí này, S-400 có thể yên tâm tác chiến tầm xa, trong khi nhiệm vụ đối phó với mục tiêu như tên lửa JSOW, Pantsir-S1 hoàn toàn có thể đảm nhận.

Vị chuyên gia Nga còn nói thêm rằng, người Mỹ luôn có thói quen tuyên bố rất hoành tráng về vũ khí họ sản xuất nhưng thực tế lại khác xa. Và rất có thể JSOW ER cũng là một trong nhiều trường hợp như vậy.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm