Quốc tế

Tướng cấp cao nhất của Mỹ cảnh báo Ukraine về chiến đấu cơ F-16

Tướng cấp cao nhất quân đội Mỹ ngày 25/5 cảnh báo với Ukraine rằng chiến đấu cơ F-16 "không phải là vũ khí thần kỳ".

Hải quân Nga đang nỗ lực gì với những chiến hạm lớn nhất? / Hệ thống Iris-T SLM có đối phó được Kalibr, Kh-101?

"Nga có 1.000 chiến đấu cơ thế hệ 4", đại tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, trả lời các phóng viên tại trụ sở Lầu Năm Góc, sau cuộc họp trực tuyến của nhóm liên lạc hỗ trợ Ukraine, ám chỉ rằng Nga không thiếu các máy bay chiến đấu thế hệ 4 tương tự như F-16.

"Nếu muốn cạnh tranh với Nga trên bầu trời, cần một lượng lớn chiến đấu cơ thế hệ 4 và 5. Vậy nên sau khi đánh giá thiệt hơn, cách tốt nhất là như chúng tôi đang làm, cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không tích hợp để bao phủ vùng trời trên chiến trường, ngăn các chiến đấu cơ Nga có thể tiếp cận", tướng Milley nói.

Tướng cấp cao nhất của Mỹ nói cần 2 tỷ USD để 10 chiến đấu cơ F-16 vận hành.

Tướng cấp cao nhất của Mỹ nói cần 2 tỷ USD để 10 chiến đấu cơ F-16 vận hành.

Tướng Milley đưa ra bình luận với quan điểm tương tự như Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall hồi đầu tuần này, rằng "chiến đấu cơ F-16 không phải vũ khí thay đổi cuộc chơi" ở Ukraine.

Các máy bay chiến đấu đắt đỏ hơn đạn pháo và xe quân sự trên mặt đất rất nhiều. Tập trung hỗ trợ Ukraine các vũ khí rẻ và sử dụng trong ngắn hạn hiệu quả hơn là cung cấp các chiến đấu cơ đắt đỏ, cần mạng lưới hậu cần phức tạp, tướng Milley nói thêm.

"10 chiếc F-16 có giá hơn 1 tỷ USD và chi phí bảo trì, hậu cần cũng tương đương. Tức là cần 2 tỷ USD để 10 chiếc F-16 vận hành", tướng Milley nói, nhấn mạnh rằng ngay cả khi gửi chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine sớm hơn, vũ khí đắt đỏ này cũng sẽ tiêu tốn nguồn lực, hạn chế khả năng Mỹ và các đồng minh gửi các vũ khí khác giúp Ukraine ở tiền tuyến.

"Không có vũ khí thần kỳ nào trên chiến trường và F-16 cũng không phải vũ khí như vậy", tướng Milley nhấn mạnh.

 

Cũng trong ngày 25/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thông báo Đan mạch và Hà Lan đang dẫn đầu liên minh huấn luyện phi công Ukraine. Các quốc gia khác tham gia vào hoạt động huấn luyện gồm Na Uy, Bỉ, Ba Lan và Bồ Đào Nha.

Liên minh dự kiến sẽ huấn luyện nhóm 20 phi công Ukraine đầu tiên. Các phi công sẽ cần được hướng dẫn cơ bản, sau đó bắt đầu lái thử máy bay F-16. Địa điểm huấn luyện là ở châu Âu.

Mỹ đã "bật đèn xanh" để các đồng minh cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine, nhưng các vấn đề cụ thể chưa được tính tới cho đến khi các phi công Ukraine hoàn thành huấn luyện, báo Mỹ cho biết.

Ngoài ra, trước khi các đồng minh gửi máy bay cho Ukraine, Mỹ có thể cần kiểm tra, thay thế các bộ phận hoặc tháo dỡ một số thiết bị cụ thể để tránh công nghệ có thể rơi vào tay Nga, theo tờ Politico.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm