Quốc tế

Tướng Nga tiết lộ hệ thống đánh chặn đạn đạo mới

Theo Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, phòng thủ Nga được tăng cường thành viên mới với hệ thống đánh chặn laser Peresvet.

Cặp Gepard thứ 3 Việt Nam có tên lửa phòng không 150-180km? / Triều Tiên mở rộng nhà máy chế tạo tên lửa có tầm phóng tới Mỹ

Kể từ đầu tháng 12/2019 đến nay, hệ thống Peresvet đã chính thức được triển khai chiến đấu cùng với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác của Nga. Tại đây, Peresvet đã chứng minh khả năng có thể đánh chặn được cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Việc trang bị cho các lực lượng vũ trang Nga loại vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới (ONFP) bắt đầu vào năm 2017, trong khuôn khổ chương trình vũ khí quốc gia. Sau khi các tổ hợp laser này xuất hiện trong quân đội, sẽ tổ chức quá trình đào tạo sử dụng vũ khí cho các đơn vị quân đội và cho từng cá nhân bộ đội.

Hệ thống vũ khí laserPeresvet.
Hệ thống vũ khí laserPeresvet.

ONFP là một loại vũ khí mới, được chế tạo trên cơ sở tạo lập các quá trình vật lý và các hiện tượng mà trước đây chưa được sử dụng cho vũ khí thông thường như hỏa lực hay vũ khí lạnh hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt (ví dụ như hạt nhân, hóa học, vi trùng).

Hệ thống vũ khí laser chiến đấu Peresvet của quân đội Nga có 2 khả năng rất quan trọng là bắn hạ máy bay không người lái (UAV) và chống lại tên lửa hành trình tầm xa với độ chính xác cao tương tự Tomahawk của Mỹ.

Ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAMTO) đã khẳng định, vũ khí laser như tổ hợp Peresvet có thể tiêu diệt các máy bay không người lái chế tạo công nghiệp và thủ công.

"Trong điều kiện môi trường thuận lợi, khi không có sương mù, cũng không có bão cát, cũng như mưa, trong điều kiện lý tưởng, các tổ hợp laser như Peresvet đủ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu giả lập như máy bay không người lái, trực thăng bay thấp - ông Korotchenko nói.

 

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, ngoài các hạn chế về thời tiết, các hệ thống laser đòi hỏi các thiết bị điện với công suất cần thiết rất lớn nên có thể không dễ triển khai trên thực địa.

Một tính năng quan trọng thứ hai là nhờ laser mà hệ thống vũ khí này có thể đối phó hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không hiện đại, vũ khí có độ chính xác cao hoặc thiết bị trinh sát sử dụng thiết bị quang - điện tử. Các thiết bị điện tử bức xạ mạnh thường nhanh chóng bị hư hại, nhưng Peresvet sẽ làm mù vũ khí của kẻ địch một cách chắc chắn và trong thời gian dài.

Ví dụ như để xác định mục tiêu, tên lửa Mỹ Tomahawk sẽ tìm kiếm nó một cách trực quan, định hướng bằng bản đồ địa hình đã được số hóa, đưa vào bộ nhớ tự động điều khiển. Nếu ngay trong thời điểm này, một tổ hợp như Peresvet tác động đến nó, việc tìm kiếm ngay lập tức dừng lại. Khi mục tiêu bị mất, Tomahawk sẽ tự hủy, ông Leonkov nói.

Như vậy là mặc dù không có những tuyên bố ồn áo nhưng Nga đã âm thầm phát triển và nhanh chóng biên chế những hệ thống vũ khí laser thực sự, đã hình thành khả năng chiến đấu chứ không còn đơn thuần là các cuộc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Với những phân tích được nêu trên, rõ ràng là ngoài các hệ thống phòng không tầm gần như Pantsir-S, Tor-M2E, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ lại tiếp tục gặp phải một khắc tinh mới đến từ Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm