Typhoon đủ sức đánh bại Su-35 sau nâng cấp?
Indonesia muốn mua lại tiêm kích Eurofighter Typhoon từ Áo / Tiêm kích tàng hình J-20 bay với động cơ của Su-35
Không quân Anh sắp hoàn thành nâng cấp hệ thống radar và Chương trình tăng cường khả năng linh hoạt trên máy bay tiêm kích Typhoon đang gặp vấn đề để có thể cạnh tranh với tiêm kích Su-35 của Nga.
Việc thực hiện chương trình nâng cấp được khởi động vì lí do cạnh tranh với tiêm kích Su-35 và hiện đã hoàn thành việc thử nghiệm Bộ nâng cấp khí động học (AMK). Máy bay đã vận hành tốt hơn mong đợi. Với AMK, khả năng tấn công ở góc khuất đã tăng lên 45% và khả năng quay tròn cũng được tối đa hoá lên 100%.
Tiêm kích Typhoon. |
Cải thiện độ linh hoạt có nghĩa là chiếc máy bay sẽ mang được nhiều vũ khí hạng nặng hơn. Vì vậy, Typhoon có khả năng mang thêm được tên lửa không đối không, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất hoặc bom dẫn đường chính xác. Đặc biệt là những tên lửa Meteor.
Tiêm kích Tyhoon được thiết kế với kiểu dáng khác biệt rất lớn với Su-35 với kiểu cánh tam giác kết hợp cánh mũi cung cấp khả năng linh hoạt cao, lực cản thấp, tăng lực nâng.
Điều làm nên sự mạnh mẽ của tiêm kích Typhoon chính là khả năng phá vỡ bức tường âm thanh mà không cần sử dụng chế độ đốt hậu. Hiện nay trên thế giới chỉ có Typhoon và Su-35 là 2 chiến đấu cơ có khả năng đó.
Để làm nên sức mạnh cho Typhoon khi không chiến, hiện tại tiêm kích này đã được trang bị tên lửa không đối không tầm xa tiên tiến nhất thế giới là Meteor.
"Sát thủ diệt chim sắt" này có tầm bắn tối đa 185 km (so với 150 km của R-77 trên Su-35) và đặc biệt chỉ số NEZ (Vùng không thể trốn thoát - thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa) cực kỳ ấn tượng - trên 100 km, gấp 3 lần R-77.
Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho Typhoon lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-35, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35.
Với những thế mạnh từ gói nâng cấp và Meteor mạng lại, giới quân sự Anh tin rằng Typhoon hoàn toàn có thể đánh bại được Su-35 và sánh ngang tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ sản xuất.
Tuyên bố của phía Anh đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, giữa tuyên bố và năng lực thực tế là khoảng cách rất lớn. Đặc biệt, trong cuộc diễn tập đối kháng mới đây mang tên Atlantic Trident, tiêm kích Typhoon thất trận cay đắng trước F-35 với tỉ số tới 19 - 0.
Cuộc diễn tập có sự tham gia của các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của các quốc gia NATO là F-22, F-35, Rafale và Typhoon. Ngoài đối kháng, cuộc diễn tập cũng bao gồm các bài tập phòng thủ nhằm kiểm tra khả năng thực tế chiến đấu, ưu điểm và hạn chế của từng loại máy bay và từ đó các nhà thiết kế tìm phương án khắc phục.
Trận chiến giữa các máy bay Rafale và Typhoon và F-22, F-35 của Mỹ kết thúc khi các tiêm kích của Mỹ tiêu diệt các máy bay của các nước NATO ở khoảng cách cực ấn tượng.
Điều này đạt được nhờ khả năng tàng hình của F-35. Thậm chí các máy bay của NATO không đủ thời gian để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã "bị bắn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo