Quốc tế

UAV cảm tử Lancet bội phần đáng sợ khi được trang bị trí tuệ nhân tạo

UAV cảm tử Lancet của Nga đã nhận được hệ thống dẫn đường tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo.

150.000 tên lửa và rocket có thể đã vào vị trí: Nhân vật bí ẩn nhất Hezbollah đang khiến Israel 'nín thở' / Ukraine đặt mục tiêu trở thành 'kho vũ khí' của châu Âu

Việc UAV cảm tử Lancet phá hủy thành công hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM-70M hôm 18/10/2023 đã thể hiện một bước quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ dẫn đường của Nga.Việc UAV cảm tử Lancet phá hủy thành công hệ thống pháo phản lực phóng loạt RM-70M hôm 18/10/2023 đã thể hiện một bước quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ dẫn đường của Nga.

Thành tựu đột phá của Lancet chính là hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động. Báo chí biết rằng một tổ hợp như vậy đã được thử nghiệm trên nhiều sửa đổi khác nhau của máy bay không người lái, từ Lancet-1 đến Lancet-3 tiên tiến hơn.

Sự xuất hiện của công nghệ dẫn đường dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) cho thấy các kỹ sư và nhà phát triển Nga đã đạt được bước tiến đáng kể trong việc tạo ra phương tiện có khả năng xác định và tấn công các mục tiêu ưu tiên trên chiến trường.

Hình ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông cho thấy Lancet nhận dạng và tiêu diệt thành công tổ hợp RM-70, bất chấp sự hiện diện của các vật thể khác ở gần đó đã chứng tỏ mức độ chính xác của hệ thống hướng dẫn mới.

 

Một ưu điểm khác là khả năng Lancet hoạt động tự động, chiếc UAV này có thể tuần tra các khu vực cụ thể và dựa trên thuật toán tích hợp để lựa chọn tấn công mục tiêu, giảm thiểu nguy cơ lỗi của người vận hành và đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

Bên cạnh đó, việc tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) RM-70 Vampire bị phá hủy cho thấy những lỗ hổng tiềm ẩn trong hệ thống phòng thủ của Quân đội Ukraine.

Nếu máy bay không người lái có hệ thống dẫn đường tự động ngày càng được sử dụng nhiều, điều này đòi hỏi Lực lượng Vũ trang Ukraine phải xem xét lại chiến lược và chiến thuật để tính đến các mối đe dọa mới.

 

Một điểm quan trọng nữa phải nói đến là cự ly mà máy bay không người lái xâm nhập chỉ 9 km tính từ đường tiếp xúc chiến đấu, đủ để đặt câu hỏi về hiệu quả của hệ thống phòng không và tác chiến điện tử mà Ukraine sử dụng.

Việc thiếu sức kháng cự làm nổi bật những lỗ hổng an ninh trong khu vực. Điều này có thể cho thấy nguồn lực bị dàn trải, hoặc thiếu thiết bị tác chiến điện tử hiện đại ở khu vực này của mặt trận.

Mùa thu cũng mang đến những khó khăn riêng trong việc ngụy trang, bởi tán lá bị suy giảm khiến thiết bị dễ nhìn thấy hơn, từ đó gây ra vấn đề lớn. Trong bối cảnh trên, chúng có thể trở thành con mồi dễ dàng cho UAV cảm tử, đặc biệt là những loại tiên tiến như Lancet.

 

Có vẻ như lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt với nhiệm vụ xem xét lại chiến thuật ngụy trang và cách thức triển khai thiết bị quân sự trên tiền tuyến.

Việc kíp chiến đấu MLRS cảm thấy an toàn và không thực hiện các biện pháp ngụy trang cần thiết cho thấy họ đã đánh giá thấp mối đe dọa tiềm tàng. Điều này có thể là do thiếu thông tin, thiếu đào tạo hoặc đơn giản là quá tự tin vào khả năng của mình.

Việc sử dụng rộng rãi UAV cảm tử Lancet với hệ thống dẫn đường tự động là một thời điểm mang tính bước ngoặt trong quá trình phát triển đối với thiết bị quân sự hiện đại.

 

Cách tiếp cận này có thể thay đổi hoàn toàn bản chất của các hoạt động chiến đấu, khiến chúng trở nên tự động hóa cao và chính xác hơn trước rất nhiều.

Tuy nhiên giống như bất kỳ công nghệ nào, máy bay không người lái với hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Đáng kể nhất là khả năng xảy ra lỗi của trí tuệ nhân tạo. Mặc dù mức độ tự động hóa cao nhưng sự tham gia và kiểm soát của con người vẫn là chìa khóa cho sự an toàn và hiệu quả của các hệ thống như vậy.

 

Chúng ta có thể thấy nhiều đổi mới hơn nữa ở lĩnh vực này trong tương lai và chìa khóa thành công sẽ là sự cân bằng giữa công nghệ và sự kiểm soát của con người.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm