Quốc tế

Ukraine huy động chiến đấu cơ Su-17 duy nhất còn trong biên chế

Không quân Ukraine hiện còn một chiến đấu cơ Su-17M3 trong biên chế, được sử dụng như mẫu trình diễn tính năng cho các quốc gia có ý định nâng cấp chiếc máy bay này.

Tiêm kích Su-57 và Su-75 chia sẻ hệ thống chiến đấu đặc biệt / Mỹ cạn vũ khí đánh chặn vì xung đột Trung Đông

Trên bầu trời Ukraine, một chiến đấu cơ Su-17 đã được phát hiện, dẫn tới nhận định chiếc tiêm kích - bom duy nhất loại này của Kyiv đã được mang ra nhận nhiệm vụ thay vì trưng bày giới thiệu tính năng.

Trên bầu trời Ukraine, một chiến đấu cơ Su-17 đã được phát hiện, dẫn tới nhận định chiếc tiêm kích - bom duy nhất loại này của Kyiv đã được mang ra nhận nhiệm vụ thay vì trưng bày giới thiệu tính năng.

Điều này cho thấy Không quân Ukraine đang phải huy động đến những nguồn dự trữ cuối cùng nhằm đáp ứng đòi hỏi từ chiến trường khi phải hứng chịu tổn thất trong thời gian qua, và cầm cự cho tới lúc F-16 tham chiến.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Kyiv mang Su-17 ra sử dụng để phi công làm quen, nhằm sẵn sàng tiếp nhận các chiến đấu cơ Su-22 (phiên bản xuất khẩu của Su-17) do Ba Lan viện trợ trong tương lai gần.

Tiêm kích - bom Su-17 Fitter (Thợ lắp máy) được Liên Xô thiết kế nhằm phá hủy các cỗ máy chiến tranh của kẻ thù hơn là sửa chữa chúng như tên gọi mà NATO đặt cho.

 

Su-17 Fitter thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 2/8/1966 và chính thức gia nhập biên chế Không quân Liên Xô năm 1972 với tư cách chiến đấu cơ cánh cụp cánh xòe đầu tiên của lực lượng này.

Tổng cộng có 2.867 khung máy bay được chế tạo từ năm 1969 đến năm 1990, và khoảng 30 khách hàng nước ngoài của loại chiến đấu cơ này bao gồm Iraq, Libya, Syria, Ba Lan, Peru... trong đó biến thể xuất khẩu được gọi là Su-22.

Máy bay cường kích Su-17 là sự phát triển từ Su-7 - một tiêm kích tấn công cánh xuôi rất chắc chắn ra đời từ năm 1955. Để cải thiện tầm hoạt động và hiệu suất của Su-7, Sukhoi đã sửa đổi chiếc phi cơ với đôi cánh thay đổi hình dạng, từ đó tạo ra Su-17.

 

Phương Tây ban đầu tin rằng Su-17 chỉ là một máy bay thử nghiệm với nỗ lực sơ khai nhằm thử nghiệm công nghệ cánh cụp cánh xòe. Tuy nhiên thiết kế sửa đổi đã thành công đến mức Liên Xô tiến hành sản xuất một mẫu được gọi là Su-17M Fitter-C.

Phiên bản này được tích hợp động cơ mới mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn, đi kèm với đó là hệ thống định vị và tấn công được cải tiến rõ rệt.

Fitter có chiều dài thân 19,03 m, sải cánh 10,02 m khi cụp hoặc 13,68 m khi xòe, chiều cao 5,12 m, trọng lượng rỗng 12.160 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.430 kg. Tốc độ lớn nhất của Su-17/22 đạt Mach 1,77 (1.860 km/h) và trần bay 14.200 m.

 

Vũ khí của Fitter bao gồm 2 pháo 30 mm NR-30, các điểm treo ngoài mang được tên lửa không đối không K-13 (AA-2 Atoll), R-60 (AA-8 Aphid) hoặc tên lửa không đối đất như Kh-25ML/AS- 10 Karen, Kh-58E/AS-11 Kilter, Kh-25MP/AS-12 Kegler, Kh-29/AS-14 Kedge...

Các biến thể Fitter đã tham chiến trong nhiều cuộc xung đột, bao gồm Chiến tranh Iran - Iraq, Vịnh Ba Tư (Chiến dịch Bão táp sa mạc), xung đột Chadian - Libya và Nội chiến Libya.

Nghiên cứu chỉ ra rằng Fitter tạm ổn trong vai trò ném bom tấn công mặt đất, nhưng thống kê lại cho thấy nó có màn thể hiện ở mức "thảm họa" khi bị kéo vào những trận không chiến.

 

Thật vậy, những chiếc Su-17 và Su-22 là con mồi dễ dàng đối với các phi công chiến đấu của Iran và Mỹ. Ví dụ trong sự cố Vịnh Sidra vào ngày 19/8/1981, hai chiếc Su-22 của Libya đã bị bắn hạ bởi F-14 Tomcat của Hải quân Mỹ.

Đến Chiến tranh vùng Vịnh, cụ thể là ngày 7/2/1991, hai chiếc Su-22 và một chiếc Su-7 đã bị F-15 Eagle của Không quân Mỹ bắn hạ bằng tên lửa AIM-7 Sparrow, tới tháng sau, thêm 2 chiếc Su-22 bị phi công Mỹ tiêu diệt.

Gần đây nhất, vào ngày 18/6/2017, một chiếc F/A-18E Super Hornet của Hải quân Mỹ đã bắn hạ một chiếc Su-22 của Syria sau khi Fitter tiến vào khu vực của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

 

Nhược điểm chính của Su-17/22 là không có radar mà phải sử dụng hệ thống ngắm quang điện tử Klen-PS/54 để dẫn đường cho vũ khí, trong khi "cửa sổ" của tổ hợp này lại có góc quan sát khá hạn chế.

Không chỉ có vậy, kết cấu cánh cụp cánh xòe của Fitter mang tới độ cơ động thấp, phức tạp khi đảm bảo kỹ thuật, cho nên Su-17 Fitter đã bị lực lượng vũ trang thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập loại biên sớm sau khi được thừa hưởng chúng từ Liên Xô.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm